Đồng USD đang đối mặt với khó khăn

0
0

 - Đồng tiền “vua” – đồng đô la của Mỹ (USD) đang phải đối mặt với một “cuộc nổi dậy”. Mệt mỏi vì đồng bạc xanh quá mạnh và được vũ khí hóa, một số nền kinh tế lớn nhất thế giới và cả các quốc gia nhỏ hơn đang tìm cách không bị ảnh hưởng vì đồng tiền này. Một quá trình phi đô la hóa bắt đầu diễn ra.

Đồng USD bất ngờ bị xa lánh, đồng tiền “vua” đang đối mặt với một “cuộc nổi dậy”? (Phần 1)

Sức mạnh của đồng USD – vấn đề gây đau đầu lớn đối với các quốc gia châu Á

Sức mạnh của đồng đô la là một vấn đề gây đau đầu lớn đối với các quốc gia châu Á - những nước đã phải chứng kiến ​​​​giá mua thực phẩm tăng vọt, gánh nặng trả nợ ngày càng căng thẳng và tình trạng nghèo đói ngày càng trầm trọng.

Sri Lanka là một trường hợp điển hình – nước này lần đầu tiên vỡ nợ với khoản nợ bằng đô la khi đồng bạc xanh tăng vọt làm tê liệt khả năng chi trả của họ. Việt Nam cho biết đồng đô la tăng giá là nguyên nhân gây ra những khó khăn về nguồn cung cấp nhiên liệu.

 

Tình trạng như trên đã dẫn đến các động thái như thỏa thuận của Ấn Độ với Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) – một thỏa thuận thúc đẩy chiến dịch dài hạn nhằm tăng cường giao dịch nhiều hơn bằng đồng rupee và thiết lập các thỏa thuận thanh toán thương mại bỏ qua đồng tiền của Mỹ.

Trong khi đó, doanh số bán trái phiếu bằng đồng đô la của các công ty phi tài chính đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 37% trên tổng doanh số toàn cầu vào năm 2022.

Mặc dù tất cả các diễn biến nói trên có thể có tác động hạn chế đến thị trường trong ngắn hạn, nhưng kết quả cuối cùng sẽ có thể dẫn đến sự suy yếu về nhu cầu đối với đồng đô la Mỹ. Chẳng hạn, tỷ trọng của đồng đô la Canada và nhân dân tệ Trung Quốc trong tất cả các giao dịch tiền tệ đang dần tăng cao hơn.

Tiến bộ công nghệ là một yếu tố khác tạo điều kiện thuận lợi cho những nỗ lực tránh xa đồng bạc xanh.

Một số nền kinh tế đang cắt giảm việc sử dụng đồng đô la Mỹ như một phần của nỗ lực thiết lập một mạng lưới thanh toán mới - một chiến dịch có từ trước khi đồng bạc xanh tăng giá. Malaysia, Indonesia, Singapore và Thái Lan đã thiết lập các hệ thống giao dịch với nhau bằng đồng nội tệ của họ thay vì đồng đô la Mỹ. Người Đài Loan có thể thanh toán bằng hệ thống mã QR được liên kết với Nhật Bản.

Nhìn chung, những nỗ lực này đang là động lực thúc đẩy các nước rời xa hệ thống do phương Tây dẫn dắt vốn là nền tảng cho tài chính toàn cầu trong hơn nửa thế kỷ qua. Một cấu trúc ba tầng đang dần nổi lên với đồng đô la Mỹ vẫn ở trên cùng, nhưng sau đó là sự gia tăng các tuyến thanh toán song phương và các cơ chế thanh toán thay thế như đồng nhân dân tệ.

Tuy nhiên, với tất cả những gì đang diễn ra hiện nay, có vẻ như vị trí thống trị của đồng đô la sẽ không sớm bị thách thức. Sức mạnh và quy mô của nền kinh tế Mỹ vẫn chưa bị thách thức. Chẳng hạn, tỷ trọng của đồng nhân dân tệ trong tất cả các giao dịch ngoại hối có thể đã tăng lên 7%, nhưng đồng đô la vẫn chiếm 88% các giao dịch đó.

Tuy nhiên, một loạt động thái rời bỏ đồng đô la là một thách thức đối với điều mà cựu Bộ trưởng Tài chính Pháp Valéry Giscard d'Estaing từng miêu tả là "đặc quyền quá mức" mà Mỹ được hưởng. Thuật ngữ mà ông đặt ra vào những năm 1960 mô tả cách mà quyền bá chủ của đồng bạc xanh đã bảo vệ Mỹ khỏi rủi ro tỷ giá hối đoái và phát huy sức mạnh kinh tế của quốc gia này như thế nào.

Ông Homin Lee, chiến lược gia vĩ mô châu Á tại Lombard Odier ở Hồng Kông, cho rằng những nỗ lực mới nhất “cho thấy nền tảng thanh toán và thương mại toàn cầu mà chúng ta đã sử dụng trong nhiều thập kỷ có thể bắt đầu rạn nứt”.

Bài học có giá trị

Kết quả cuối cùng: đồng tiền “vua” có thể vẫn ngự trị tối cao trong vài thập kỷ tới, nhưng động lực thiết lập các cơ chế giao dịch bằng các loại tiền tệ thay thế không có dấu hiệu chậm lại — đặc biệt nếu các “lá bài địa chính trị” tiếp tục thuyết phục các quan chức đi theo con đường của riêng họ.

Tháng trước, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati cho biết tại Diễn đàn CEO Bloomberg bên lề các cuộc họp G-20 ở Bali rằng: “Cuộc chiến ở Ukraine và các lệnh trừng phạt đối với Nga sẽ mang đến một bài học rất quý giá.

“Nhiều quốc gia cảm thấy họ có thể thực hiện các giao dịch trực tiếp – song phương – bằng cách sử dụng đồng nội tệ của họ, điều mà tôi nghĩ là tốt cho thế giới để sử dụng đồng tiền và hệ thống thanh toán cân bằng hơn nhiều.”

 

Kiệt Linh

Ý kiến bạn đọc


Phát tán mã độc chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội của hàng chục ngàn người

(VnMedia) - Các đối tượng sử dụng các tài khoản mạng xã hội LinkedIn (đã thu thập sẵn) để đăng bài viết quảng cáo sản phẩm, tuyển dụng, kêu gọi đầu tư. Khi có người dùng Linkedin khác bình luận vào bài viết thì các đối tượng sẽ nhắn tin theo kịch bản có sẵn, gửi tập tin có chứa các đường dẫn tự động tải mã độc nhằm dẫn dụ người này bấm vào để xem nội dung...

Các trang web chống virus giả mạo phát tán phần mềm độc hại trên Android và Windows

(VnMedia) - Các nhà nghiên cứu bảo mật Trellix phát hiện ra rằng các tác nhân đe dọa đang sử dụng các trang web giả mạo giả dạng giải pháp chống vi-rút hợp pháp của Avast, Bitdefender và Malwarebytes để phát tán phần mềm độc hại có khả năng đánh cắp thông tin nhạy cảm từ thiết bị Android và Windows.

Giá vàng thế giới bật cao, vàng nhẫn tròn trơn giữ ở mức cao

(VnMedia) – Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (28/5), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã bật tăng hơn 17 USD/ounce. Trong khi đó, vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu cũng tăng nhanh lên gần 77 triệu đồng/lượng khi chốt phiên làm việc cuối giờ chiều qua (27/5).

Xuất khẩu tới hầu hết các thị trường lớn tăng trưởng cao

(VnMedia) - Xuất khẩu sang hầu hết thị trường lớn tăng trưởng tốt, đặc biệt là các thị trường có ký kết FTA với Việt Nam như sang Asean tăng 10,5%; sang Nhật Bản tăng 3,3%, Hàn Quốc tăng 8,6%, EU tăng 15,1%, Australia tăng 22,6%.

Tội phạm trên không gian mạng với thủ đoạn ngày càng tinh vi

(VnMedia) - Thời gian qua, hoạt động sử dụng không gian mạng để thực hiện tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật tiếp tục diễn biến rất phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới, ngày càng tinh vi hơn.