Đồng USD bất ngờ bị xa lánh, đồng tiền “vua” đang đối mặt với một “cuộc nổi dậy”?

0
0

 - Đồng tiền “vua” - đồng đô la của Mỹ (USD) đang phải đối mặt với một cuộc nổi dậy. Mệt mỏi vì đồng bạc xanh quá mạnh và mới được vũ khí hóa, một số nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tìm cách xa lánh đồng tiền này.

 

Các quốc gia nhỏ hơn, bao gồm ít nhất một tá quốc gia ở châu Á, cũng đang thử nghiệm quá trình phi đô la hóa. Và các tập đoàn trên khắp thế giới đang bán một phần nợ chưa từng có của họ bằng nội tệ, cảnh giác với sức mạnh gia tăng hơn nữa của đồng đô la.

Không ai nói rằng đồng bạc xanh sẽ sớm bị truất ngôi khỏi triều đại của nó với tư cách là phương tiện trao đổi chính. Những lời kêu gọi về “đồng đô la đã lên đến đỉnh” nhiều lần được chứng minh là quá sớm. Nhưng cách đây không lâu, các quốc gia gần như không thể tưởng tượng được việc sẽ có ngày họ tìm đến các cơ chế thanh toán bỏ qua đồng tiền của Mỹ hoặc bỏ qua mạng SWIFT (Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu) – một hệ thống được coi là nền tảng cho hệ thống tài chính toàn cầu.

Giờ đây, sức mạnh tuyệt đối của đồng đô la, việc sử dụng đồng đô la dưới thời Tổng thống Joe Biden để thực thi các biện pháp trừng phạt đối với Nga trong năm nay và những cải tiến công nghệ mới, tất cả đều đang tạo ra động lực khuyến khích các quốc gia bắt đầu từ bỏ đồng tiền của Mỹ, tìm cách bác bỏ quyền bá chủ của nó. Các quan chức kho bạc từ chối bình luận về những diễn biến này.

Ông John Mauldin, chiến lược gia về đầu tư đồng thời là Chủ tịch của Millennium Wave Advisors với hơn ba thập kỷ kinh nghiệm về thị trường, đã nhận định trong một bản tin tuần trước rằng: “Chính quyền của Tổng thống Biden đã phạm sai lầm khi vũ khí hóa đồng đô la Mỹ và hệ thống thanh toán toàn cầu. “Điều đó sẽ buộc các nhà đầu tư và quốc gia không phải của Mỹ phải tính chuyện đa dạng hóa cổ phần của họ bên ngoài nơi trú ẩn an toàn truyền thống là Mỹ.”

Thanh toán song phương

Các kế hoạch đã được tiến hành ở Nga và Trung Quốc để thúc đẩy sử dụng đồng tiền của họ cho các khoản thanh toán quốc tế, bao gồm thông qua việc sử dụng các công nghệ chuỗi khối. Hoạt động này đã được đẩy mạnh nhanh chóng sau khi cuộc chiến ở Ukraine nổ ra. Ví dụ, Nga bắt đầu tìm kiếm các khoản thanh toán cho việc cung cấp năng lượng của họ bằng đồng rúp.

Ngay sau đó, các nước như Bangladesh, Kazakhstan và Lào cũng đang đẩy mạnh đàm phán với Trung Quốc để thúc đẩy việc sử dụng đồng nhân dân tệ. Ấn Độ bắt đầu lên tiếng mạnh mẽ hơn về quốc tế hóa đồng rupee và chỉ trong tháng này, họ đã bắt đầu đảm bảo cơ chế thanh toán song phương với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Tuy nhiên, tiến độ có vẻ chậm. Ví dụ, tài khoản nhân dân tệ không đạt được sức hút ở Bangladesh do thâm hụt thương mại lớn của quốc gia này với Trung Quốc. Ông Salim Afzal Shawon - người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Công ty môi giới chứng khoán BRAC EPL có trụ sở tại Dhaka, cho biết: “Bangladesh đã cố gắng theo đuổi quá trình phi đô la hóa trong thương mại với Trung Quốc, nhưng xu hướng này gần như là một chiều”.

Động lực chính tạo ra xu hướng rời xa đồng USD là động thái của Mỹ và Châu Âu nhằm cắt đứt Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu được gọi là SWIFT. Hành động này, được người Pháp mô tả là “vũ khí hạt nhân tài chính”, khiến hầu hết các ngân hàng lớn của Nga bị loại ra khỏi mạng lưới hỗ trợ hàng chục triệu giao dịch mỗi ngày, buộc họ phải dựa vào phiên bản nhỏ hơn nhiều của riêng mình.

Động thái của Mỹ có hai hệ lụy. Đầu tiên, các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nga làm dấy lên mối lo ngại rằng đồng đô la có thể trở thành một công cụ chính trị công khai. Đây là mối lo ngại được chia sẻ đặc biệt không chỉ bởi Trung Quốc, mà còn vượt ra ngoài Bắc Kinh và Moscow. Ví dụ, Ấn Độ đã và đang phát triển hệ thống thanh toán cây nhà lá vườn của riêng mình, hệ thống này sẽ bắt chước một phần SWIFT.

Thứ hai, quyết định của Mỹ khi sử dụng tiền tệ như một phần của một hình thức quản lý kinh tế “hiếu chiến” hơn đã gây thêm áp lực buộc các nền kinh tế ở châu Á phải lực chọn bên. Nếu không có bất kỳ hệ thống thanh toán thay thế nào, họ sẽ có nguy cơ bị buộc phải tuân thủ hoặc thực thi các biện pháp trừng phạt mà họ có thể không đồng ý — và mất cơ hội giao dịch với các đối tác quan trọng.

Ông Taimur Baig - giám đốc điều hành và là nhà kinh tế trưởng của DBS Group Research tại Singapore cho biết: “Yếu tố phức tạp trong vòng xoáy này là làn sóng trừng phạt và thu giữ đối với việc nắm giữ USD. “Với bối cảnh này, các bước trong khu vực để giảm sự phụ thuộc vào USD là không có gì đáng ngạc nhiên.”

Giống như các quan chức trên khắp châu Á không muốn chọn người chiến thắng trong các cuộc tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc và muốn giữ quan hệ với cả hai, các hình phạt của Mỹ đối với Nga đang thúc đẩy các chính phủ đi theo con đường riêng của họ. Đôi khi hành động này mang giọng điệu chính trị hoặc chủ nghĩa dân tộc — bao gồm cả sự phẫn nộ, bất mãn trước việc phương Tây gây áp lực bắt họ thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

Moscow tìm cách thuyết phục Ấn Độ sử dụng một hệ thống thay thế để duy trì các giao dịch. Người phát ngôn của chính quyền quân sự Myanmar cho biết đồng đô la đang được sử dụng để “bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn”. Và các quốc gia Đông Nam Á đã chỉ ra tình tiết này như một lý do để giao dịch nhiều hơn bằng đồng nội tệ.

Ông Jonathan Wood, người đứng đầu bộ phận phân tích rủi ro toàn cầu tại Control Risks, cho biết: “Các biện pháp trừng phạt được đưa ra nhằm gây khó khăn hơn đối với các quốc gia và công ty trong việc giữ thái độ trung lập trong các cuộc đối đầu địa chính trị. “Các nước sẽ tiếp tục cân nhắc các mối quan hệ kinh tế và chiến lược. Các công ty đang bị kẹt trong làn đạn hơn bao giờ hết và phải đối mặt với các nghĩa vụ tuân thủ phức tạp hơn bao giờ hết cũng như các áp lực mâu thuẫn khác.”

Không chỉ các biện pháp trừng phạt giúp đẩy nhanh xu hướng phi đô la hóa. Đồng tiền Mỹ tăng mạnh cũng khiến các quan chức châu Á tích cực hơn trong nỗ lực đa dạng hóa.

Đồng đô la đã mạnh lên khoảng 7% trong năm nay, trên đà tăng hàng năm lớn nhất kể từ năm 2015, theo chỉ số đô la của Bloomberg. Chỉ số này đạt mức cao kỷ lục vào tháng 9 khi đồng đô la tăng giá đã đẩy mọi thứ từ đồng bảng Anh đến đồng rupee của Ấn Độ xuống mức thấp lịch sử.

(Còn tiếp)

Kiệt Linh

Ý kiến bạn đọc


Xử lý đối tượng thường xuyên live stream bán hàng giả trên mạng xã hội

(VnMedia) - Mới đây, công an TP Thanh Hóa đã bắt giữ 3 đối tượng liên quan đến đến việc sản xuất, buôn bán dung dịch vệ sinh phụ nữ Femfresh nghi là hàng giả và thường xuyên stream bán sản phẩm này trên các trang mạng xã hội

Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo 'nóng' việc thực hiện hóa đơn điện tử bản lẻ xăng dầu

(VnMedia) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Giá vàng liên tục tăng mạnh mẽ, vượt đỉnh lịch sử

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (28/3), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã tiếp tục tăng mạnh mẽ tới gần 42 USD/ounce lên mức kỷ lục. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC cũng vọt lên trên mức 81 triệu đồng/lượng ở chiều bán khi chốt phiên làm việc cuối giờ chiều qua (28/3).

VNPT và hành trình bền bỉ vì Nhân tài Việt Nam

(VnMedia) - Nhân tài Đất Việt là Giải thưởng duy nhất do một Tập đoàn Kinh tế Nhà nước đồng tổ chức và tài trợ chính trong suốt gần 20 năm qua - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Chỉ số ít tổ chức tại Việt Nam sẵn sàng đối phó với rủi ro về an ninh mạng ngày càng gia tăng

(VnMedia) - Chỉ có 6% tổ chức tại Việt Nam đạt được mức độ sẵn sàng ‘trưởng thành’ cần thiết để đối phó với những rủi ro về an ninh mạng ngày nay, theo Chỉ số Sẵn sàng An ninh mạng 2024 của Cisco.