NATO tiếp tục chọc giận Nga bằng loạt cam kết với Ukraine

0
0

 - NATO hôm qua (29/11) đã tiếp tục khẳng định cam kết về việc một ngày nào đó liên minh này sẽ kết nạp Ukraine làm thành viên - một cam kết mà một số quan chức và nhà phân tích tin rằng đã châm ngòi cho chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine hồi đầu năm nay. Liên minh quân sự lớn nhất thế giới còn tiếp tục chọc giận Nga thêm nữa bằng việc cam kết gửi thêm viện trợ cho các lực lượng của Ukraine đang giao chiến với quân đội Nga.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã gặp ngoại trưởng các nước thành viên NATO ở Romania để kêu gọi tăng cường sự hậu thuẫn cho Ukraine khi Nga bắn phá dồn dập các cơ sở hạ tầng năng lượng ở Ukraine trong bối cảnh mùa đông lạnh giá đã đến. Các nhà lãnh đạo NATO tuyên bố Nga không thể ngăn chặn sự mở rộng của liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg

 “Cánh cửa của NATO đang rộng mở”, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã phát biểu như vậy trước khi chủ trì cuộc họp ở thủ đô Bucharest.

Ông Stoltenberg nhấn mạnh rằng Bắc Macedonia và Montenegro gần đây đã gia nhập NATO, đồng thời cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin “sẽ sớm chứng kiến Phần Lan và Thụy Điển trở thành thành viên của NATO”. Hai nước láng giềng Bắc Âu của Nga đã nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 4 do lo ngại rằng Nga có thể nhằm mục tiêu tiếp theo vào đất nước họ.

“Nga không có quyền phủ quyết” đối với các quốc gia muốn gia nhập vào liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương. “Chúng tôi cũng ủng hộ việc Ukraine muốn có được tư cách thành viên của liên minh”, Tổng thư ký NATO nhấn mạnh.

Khi giới lãnh đạo các nước thành viên NATO gặp nhau ở Bucharest năm 2008, họ đã khẳng định Ukraine và Gruzia sẽ gia nhập liên minh vào một ngày nào đó.

Một số quan chức và các nhà phân tích tin rằng tuyên bố được đưa ra bởi cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush nói trên chịu trách nhiệm một phần cho cuộc chiến mà Nga phát động vào Ukraine hồi tháng Hai. Lý do được Moscow đưa ra để phát động cuộc chiến ở Ukraine hôm 24/2 chính là các mối đe dọa đối với an ninh đối với Nga gây ra từ tham vọng gia nhập NATO của nước láng giềng Ukraine.

Ông Stoltenberg cho biết việc mở rộng NATO sẽ không bị cản trở.

 “Tổng thống Putin không thể ngăn cản các quốc gia có chủ quyền đưa ra quyết định có chủ quyền của riêng họ - những quyết định không phải là mối đe dọa đối với Nga,” cựu thủ tướng Na Uy cho biết. “Tôi nghĩ điều mà ông ấy (Tổng thống Putin) sợ là dân chủ và tự do, và đó là thách thức chính đối với ông ấy.”

Ukraine đã nộp đơn xin gia nhập vào NATO theo quá trình rút ngắn vào ngày 30/9 nhưng điều này chắc chắn sẽ không được thông qua. Một số thành viên NATO không ngại tuyên bố thẳng thừng rằng, sẽ phải mất nhiều thời gian để Ukraine gia nhập NATO.

Nhiều trong số 30 thành viên của NATO tin rằng trọng tâm bây giờ của NATO chỉ là đánh bại Nga, và ông Stoltenberg nhấn mạnh rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm thúc đẩy quá trình kết nạp thành viên Ukraine đều có thể gây chia rẽ trong nội bộ liên minh.

Tổng thư ký Stoltenberg cho biết: “Chúng ta đang ở giữa một cuộc chiến và do đó chúng ta không nên làm bất kỳ điều gì có thể làm suy yếu sự thống nhất, đoàn kết của các đồng minh để cung cấp hỗ trợ quân sự, nhân đạo, tài chính cho Ukraine, bởi vì chúng ta phải ngăn cản Tổng thống Putin giành chiến thắng”.

Ngoài những nhu cầu trước mắt của Ukraine, NATO muốn xem làm thế nào để liên minh này có thể giúp Kiev lâu dài hơn, bằng cách nâng cấp thiết bị thời Liên Xô theo tiêu chuẩn hiện đại của liên minh và cung cấp thêm huấn luyện quân sự.

Ngoại trưởng Slovakia Rastislav Kacer cho biết các đồng minh phải giúp đỡ Ukraine để "quá trình chuyển đổi trở thành thành viên đầy đủ sẽ diễn ra suôn sẻ và dễ dàng" một khi cả NATO và Kiev đều sẵn sàng cho tiến trình đàm phán gia nhập NATO.

Trong một tuyên bố vừa được phát đi, Bộ trưởng các nước thành viên NATO cam kết sẽ giúp Ukraine tái thiết sau khi chiến tranh kết thúc, nói rằng: "chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác với Ukraine khi nước này thúc đẩy tham vọng châu Âu-Đại Tây Dương."

Kiệt Linh

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Những giọt nước mắt rơi khi xem Lễ truy điệu Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất

Trưa 26/7, tại Hội trường Thống Nhất, nhiều người dân sau khi đến viếng tại Hội trường Thống Nhất đã ở lại và xem trực tiếp Lễ truy điệu qua màn hình ti vi. Nhiều người dân đã không cầm được nước mắt trước những thông tin về Tổng Bí thư được cầu truyền hình trực tiếp từ Hà Nội.

Hình ảnh ngày thứ 2 Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 Sáng 26/7, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ 7 giờ đến 13 giờ tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà Đông Anh.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Đông Anh, Hà Nội

(VnMedia) - Ngày 25/7, tại Nhà Văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể huyện Đông Anh tổ chức trọng thể Lễ viếng theo nghi thức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.