- "Người châu Âu không có tiếng nói trong vấn đề áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga nhưng lại đang phải trả giá cho chính sách trừng phạt này", Thủ tướng Hungary mới đây đã lên tiếng cho biết như vậy.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban |
Thủ tướng Hungary Viktor Orban hôm qua (28/9) đã thẳng thừng cáo buộc Liên minh Châu Âu (EU) áp đặt, bắt các nước thành viên phải thực thi các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Ông Orban đã đưa ra cáo buộc này khi ông thông báo sẽ tiến hành tham khảo ý kiến người dân về vấn đề trừng phạt Nga.
Brussels không lấy ý kiến người dân châu Âu về chính sách trừng phạt Nga nhưng lại đang khiến những công dân của châu lục này phải trả giá bởi vì các biện pháp trừng phạt mà EU áp đặt lên Nga đang gây ra tác dụng ngược lại, Thủ tướng Orban cho biết trong một loạt bài đăng trên Facebook. Ông này cảnh báo, các biện pháp trừng phạt của EU đưa ra vì chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine “sẽ gây ra thiệt hại lớn cho Châu Âu”. Nhà lãnh đạo Hungary cũng nói thêm rằng chính sách trừng phạt đã khiến “người châu Âu nghèo hơn” vì giá năng lượng tăng vọt.
“Đã đến lúc phải nói thẳng về điều này với những người bạn Mỹ của chúng ta. Nếu không, mọi việc sẽ quá muộn ”, Thủ tướng Orban cho biết đồng thời chỉ ra vai trò của Mỹ trong chiến dịch trừng phạt toàn cầu nhằm chống lại Nga. Ông Orban lập luận rằng các biện pháp trừng phạt đã không thể chấm dứt xung đột ở Ukraine trong khi chúng dường như còn gây tổn thương cho Châu Âu nhiều hơn Nga.
Hungary phụ thuộc nặng nề vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga. Hungary cũng là một trong những nước phản đối quyết liệt nhất việc áp dụng các biện pháp trừng phạt về năng lượng của EU nhằm vào Nga và đặc biệt phản đối việc cấm nhập khẩu dầu của Nga cho đến khi được Brussels phải cho Hungary quyền miễn thực hiện các biện pháp trừng phạt này. Budapest vẫn tuyên bố tình trạng khẩn cấp do tình trạng nguồn cung cấp năng lượng bị thắt chặt vào mùa hè này.
Hôm thứ Tư, Orban xác nhận kế hoạch tổ chức các cuộc tham vấn quốc gia về các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga, nói rằng ông yêu cầu "mọi người có tiếng nói của họ, bởi vì chúng ta chỉ có thể chấm dứt việc tăng giá năng lượng bằng cách hành động cùng nhau." Hungary là quốc gia EU đầu tiên làm như vậy.
Ngày hôm qua, Thủ tướng Orban xác nhận kế hoạch tổ chức các cuộc tham vấn quốc gia về các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga. Nhà lãnh đạo Hungary cho biết, ông yêu cầu "mọi người đều cần phải nói lên ý kiến của mình, bởi vì chúng ta chỉ có thể chấm dứt việc tăng giá năng lượng bằng cách hành động cùng nhau." Hungary là quốc gia EU đầu tiên làm như vậy.
Những diễn biến này diễn ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở EU. Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine hồi cuối tháng Hai, giá khí đốt đã tăng lên các mức cao kỷ lục ở châu Âu. Vào cuối tháng 7, các nước thành viên EU đã nhất trí về kế hoạch giảm tiêu thụ khí đốt của họ 15% trong những tháng sắp tới nhằm tăng cường an ninh năng lượng của khối vào thời điểm khối này đang tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.
Nga cũng giảm xuất khẩu khí đốt sang châu Âu, với lý do là các trục trặc kỹ thuật liên quan đến các lệnh trừng phạt mà phương Tây đang áp đặt đối với Nga. Các vụ rò rỉ khí đốt hàng loạt trên đường ống Dòng chảy Phương Bắc (Nord Stream) của Nga, được cho là kết quả của một cuộc tấn công có chủ đích, đã khiến giá khí đốt ở châu Âu tăng thêm.
Giá đã tăng trong một thời gian khá dài, khiến một số quốc gia EU, bao gồm cả Đức - đầu tàu kinh tế của EU - rơi vào tình trạng khó khăn. Bất chấp việc đã nhận được hàng tỷ euro tiền hỗ trợ, vào đầu tháng 9, nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Đức, Uniper, vẫn yêu cầu được hỗ trợ tài chính bổ sung từ chính phủ khi họ phải chật vật tìm cách thay thế nguồn cung cấp khí đốt bị thiếu hụt từ Nga.
Các nhà điều hành Large Hadron Collider - trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) - cũng thừa nhận vào tháng 9 rằng cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra đe dọa hoạt động của máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới. CERN cho biết, trung tâm này có thể bị đóng cửa để giảm gánh nặng tiêu thụ năng lượng vào những thời điểm nhu cầu lên mức cao điểm.