Nước không còn là mối lo ngại hàng đầu với người dùng smartphone

0
0

 - Theo "Good Hands People", chất lỏng không còn được xem là “kẻ giết chết điện thoại” hàng đầu nữa.

 

Như trước đây, một chiếc điện thoại dính nước cũng dẫn đến nguy cơ bị hỏng khá cao, sau này, đã có những chiếc smartphone chịu được ngâm trong môi trường nước nhưng không quá sâu và trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát mới đây của Allstate Protection Plans cho thấy người Mỹ có 8 loại lo ngại cho điện thoại của mình, trong đó xếp hạng thiệt hại do nước gây ra đứng vị trí thứ 5.

Theo những người sở hữu điện thoại thông minh ở Hoa Kỳ, nỗi sợ hãi số một và được liệt kê trong 34% câu trả lời hàng đầu là màn hình bị hỏng. Điều đó cho thấy màn hình là bộ phận của điện thoại thông minh mà người dùng tương tác nhiều nhất. 45% người Mỹ dành 5 giờ trở lên để tương tác trên màn hình điện thoại mỗi ngày, đó là lý do tại sao 27% người được hỏi đã sửa chữa màn hình của họ trong một ngày hoặc ít hơn.

54% người Mỹ thích xem phim và chương trình truyền hình trên điện thoại hơn

54% người Mỹ xem phim hoặc các chương trình truyền hình qua điện thoại thay vì truyền hình truyền thống, đó là lý do chính khiến năm ngoái người dùng chi 10,2 tỷ USD để thay thế màn hình bị hỏng. Con số này gấp ba lần số tiền chi tiêu trong năm 2018 (3,4 tỷ USD).

Điều đáng ngạc nhiên là các vấn đề liên quan đến Wi-Fi và kết nối di động lại đứng ở vị trí thứ hai trong 19% số câu trả lời. Trong đó chỉ ra, nếu điện thoại của bạn không có kết nối mạng thì chúng không khác gì một chiếc đèn pin hoặc một cái chặn giấy.

 

Các vấn đề về màn hình cảm ứng đứng thứ ba, được liệt kê trên 13% số câu trả lời khảo sát mà Allstate nhận được. Nếu điện thoại của bạn bị chết màn hình cảm ứng thì gần như không thể sử dụng được. Một điều bất ngờ khác, các góc và cạnh bị sứt mẻ đứng thứ tư trên 11% số người đưa ra phản hồi này. Đây là vấn đề về mặt thẩm mỹ chứ không phải vấn đề về hiệu suất và phần lớn có thể được giải quyết bằng cách sử dụng một chiếc ốp lưng.

Vấn đề sạc xếp thứ năm với 11%, nên được xếp hạng cao hơn. Nếu cổng sạc bị hỏng thì sạc không dây có thể là giải pháp thay thế. Ở vị trí thứ sáu, thiệt hại do nước gây ra ở mức 10%. Hầu hết các điện thoại cao cấp đều có một số loại bảo vệ chống thấm nước mặc dù khả năng bảo vệ này sẽ mờ dần theo thời gian. Hầu hết các Flagship có thể ngâm trong nước trong gần 1,5 mét trong tối đa 30 phút mà vẫn hoạt động bình thường. Một vấn đề lớn đặt ra, đó là nếu các nhà sản xuất nhanh chóng quảng bá xếp hạng IP cho điện thoại của họ, tại sao họ không cung cấp chế độ bảo hành cho thiết bị bị hư hỏng do nước?

Sửa chữa điện thoại đắt hơn người dùng nghĩ

Vấn đề về loa (9%) và vấn đề về micrô (10%) lần lượt đứng thứ bảy và thứ tám trong cuộc khảo sát. Cả hai đều tệ như nhau vì đều ngăn người dùng sử dụng các dịch vụ kích hoạt bằng giọng nói bao gồm cả trợ lý kỹ thuật số và trên tất cả là khiến họ không thể nghe rõ điện thoại của mình. Thông tin khác từ công ty bảo hiểm cho thấy 37% người Mỹ đã làm hỏng thiết bị trong năm qua, nhưng chỉ có 15% bị mất vĩnh viễn hoặc bị đánh cắp thiết bị.

Sửa chữa điện thoại đắt hơn hầu hết người Mỹ nghĩ. Cuộc khảo sát cho thấy 47% tin rằng việc sửa chữa điện thoại có giá từ 150 USD trở xuống. Trên thực tế, một lần thay thế màn hình iPhone 15 không có bảo hiểm có giá 279 USD và thay thế màn hình Galaxy S23 Ultra sẽ có giá lên tới 209 USD. Việc thay thế màn hình bên trong trên Pixel Fold không có bảo hiểm có thể lên tới 900 USD.

Năm ngoái, 83% người Mỹ đặt điện thoại của họ vào ốp nhưng 50% số điện thoại này vẫn bị hỏng, tăng từ 21% vào năm 2020. Hoặc là ốp lưng không còn được bảo vệ như trước hoặc nguy cơ hư hỏng ngày càng nhiều hơn.

Theo Allstate, 90 triệu người Mỹ đã làm hỏng điện thoại vào năm ngoái và người Mỹ đã chi tổng cộng 17,9 tỷ USD để sửa chữa và thay thế chúng. Đó có thể là số liệu thống kê duy nhất bạn cần xem để biết người Mỹ yêu thích điện thoại thông minh của họ đến mức nào.

Hoàng Thanh


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Những giọt nước mắt rơi khi xem Lễ truy điệu Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất

Trưa 26/7, tại Hội trường Thống Nhất, nhiều người dân sau khi đến viếng tại Hội trường Thống Nhất đã ở lại và xem trực tiếp Lễ truy điệu qua màn hình ti vi. Nhiều người dân đã không cầm được nước mắt trước những thông tin về Tổng Bí thư được cầu truyền hình trực tiếp từ Hà Nội.

Hình ảnh ngày thứ 2 Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 Sáng 26/7, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ 7 giờ đến 13 giờ tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà Đông Anh.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Đông Anh, Hà Nội

(VnMedia) - Ngày 25/7, tại Nhà Văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể huyện Đông Anh tổ chức trọng thể Lễ viếng theo nghi thức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.