Phản ứng bất ngờ của Mỹ khi Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống S-400 thứ hai từ Nga

0
0

 - Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua (16/8) đã không lên tiếng đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt sau khi có tin Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch nhận lô hàng hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 thứ hai từ Nga.

 

Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu ký hợp đồng mua tên lửa tối tân S-400 của Nga vào năm 2017, đẩy quan hệ giữa nước này với Mỹ vào một cuộc khủng hoảng. Kết quả là chính quyền Tổng thống Trump khi đó đã loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình F-35 và sau đó trừng phạt tổ chức công nghiệp quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các lãnh đạo của tổ chức này. Mỹ lo sợ rằng hệ thống radar mạnh của tổ hợp S-400 sẽ cho phép Nga do thám chiến đấu cơ tối tân F-35 của họ.

Tuy nhiên, phản ứng của Mỹ trong ngày hôm qua trước thông tin Thổ Nhĩ Kỳ sắp đón nhận lô hàng S-400 thứ hai từ Nga là hoàn toàn bất ngờ khi Mỹ gần như giữ im lặng. Tại cuộc họp báo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ không tiếp tục hợp tác với ngành quốc phòng của Nga.

“Điểm mà chúng tôi luôn muốn nhấn mạnh ở đây là cuộc chiến vô cớ và tàn bạo của Nga nhằm chống lại Ukraine đã khiến cho điều sau đây trở nên vô cùng quan trọng, hơn bao giờ hết theo một số cách – đó là tất cả các nước cần tránh giao dịch với ngành quốc phòng Nga”, ông Ned Price nhấn mạnh.

 “Chúng tôi sẽ phải đợi xem chuyên gì xảy ra nhưng chúng tôi không biết về các diễn biến mới trong vấn đề này”, ông Price nói thêm.

Ông Price từ chối cho biết liệu việc Thổ Nhĩ Kỳ đón nhận thêm hệ thống S-400 mới có khiến chính quyền của ông Biden xem xét lại kế hoạch bán các chiến đấu cơ F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ hay không.

Hãng tin Itar Tass của Nga hôm qua đưa tin, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một hợp đồng bán “trung đoàn” tên lửa S-400 thứ hai cho Thổ Nhĩ Kỳ. Itar Tass dẫn lời nguồn tin từ người đứng đầu Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật-Quân sự Liên bang Nga Dmitry Shugayev.

Tuy nhiên, các nguồn tin quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ đã nhanh chóng bác bỏ thông tin về việc họ ký thêm hợp đồng với Nga, khẳng định rằng tên lửa S-400 thứ hai nằm trong thỏa thuận ban đầu.

Hồi tháng 9 năm 2017, Nga thông báo đã ký một thỏa thuận trị giá 2,5 tỉ USD với Thổ Nhĩ Kỳ, theo đó Moscow sẽ cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400 cho Ankara. Với hợp đồng này, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nước thành viên NATO đầu tiên mua hệ thống phòng không S-400 từ Nga. Hoạt động bàn giao tên lửa S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ đã được Nga bắt đầu thực hiện từ hôm 12/7/2019. Điều đáng nói là hợp đồng S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước NATO, đặc biệt là Mỹ.

Ankara và Washington trong suốt nhiều tháng đã ở trạng thái đối đầu nhau gay gắt về việc Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa S-400 của Nga. Washington giải thích rằng S-400 không tương thích với các hệ thống phòng thủ của NATO và gây ra mối đe dọa với các chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ.

Sau khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ký hợp đồng S-400, Mỹ cùng với các đồng minh phương Tây đã tìm mọi cách để phá hợp đồng này. Giới chức NATO và Mỹ tin rằng, nếu hợp đồng S-400 giữa Moscow và Ankara thành công thì đây sẽ là cơ hội mở đường cho Nga tiếp cận, tìm hiểu về các thiết bị chiến tranh của phương Tây, đặc biệt là các chiến đấu cơ F-35.

Việc Ankara theo đuổi S-400 của Nga đã trở thành một trong những nguyên nhân chính gây ra mối quan hệ chia rẽ và mâu thuẫn sâu sắc giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ. Giới chức Mỹ liên tục đe dọa và cảnh cáo Ankara về hậu quả nếu cứ nhất quyết mua S-400 của Nga. Mỹ đe dọa trừng phạt Ankara và không bán những chiếc chiến đấu cơ F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này có trong tay những hệ thống tên lửa S-400.

Tuy nhiên, Mỹ đã phải thất vọng trước sự quyết tâm và cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc theo đuổi hợp đồng S-400 với Nga.

S-400 Triumph là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nó là thứ vũ khí phòng không được rất nhiều nước thèm muốn. S-400 được phát triển và cải tiến từ hệ thống tên lửa phòng không S-200 và S-300. NATO gọi S-400 của Nga bằng cái tên SA-21 Growler.

S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 27km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao. Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng. Chính vì tính hiệu quả của S-400 nên Nga đã cho triển khai các hệ thống tên lửa phòng không này ở Moscow để bảo vệ thủ đô.

 

Kiệt Linh

Ý kiến bạn đọc


Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện quy định về hóa đơn điện tử

(VnMedia) - Tăng cường đôn đốc, giám sát, kiểm tra và quyết liệt thực hiện quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bắc Bộ chuyển rét, đêm nay Hà Nội 16 độ

(VnMedia) - Hôm nay 19/3, Bắc bộ có dạng thời tiết trời nhiều mây, ngày có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Trời chuyển rét.

Lý do Internet VNPT được nhiều người lựa chọn

(VnMedia) - Trong số các nhà cung cấp dịch vụ Internet, VNPT đã thu hút sự quan tâm và lựa chọn của nhiều người dùng. Dưới đây là những lý do dịch vụ Internet của VNPT được nhiều người ưa chuộng?

HLV Troussier công bố danh sách tuyển Việt Nam đấu Indonesia

(VnMedia) - Tối ngày 18/3, HLV Philippe Troussier đã công bố danh sách 28 cầu thủ của đội tuyển Việt Nam hướng tới 2 trận đấu gặp Indonesia thuộc lượt trận 3 và 4, trong khuôn khổ bảng F, vòng loại thứ 2 World Cup 2026, khu vực châu Á. Đáng chú ý là sự vắng mặt của Công Phượng và Duy Mạnh ở loạt trận đấu sắp tới.

Bộ Công Thương cảnh báo một số mặt hàng nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại

(VnMedia) - Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) vừa công bố danh sách cảnh báo một số mặt hàng có nguy cơ bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.