Mỹ-EU trên bờ vực chiến tranh thương mại khi Châu Âu đòi cứng rắn với Washington

0
0

 - Các quốc gia châu Âu vốn đã bị đang lao đao bởi cuộc khủng hoảng năng lượng gây ra bởi việc giới chức ở Brussels thúc đẩy khu vực này loại bỏ dầu khí của Nga thì giờ đây có nguy cơ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăng, thách thức hơn nữa do luật của Washington khuyến khích các công ty châu Âu chuyển hoạt động sản xuất sang Mỹ.

 

Các nhà lập pháp châu Âu đã thúc giục Liên minh châu Âu (EU) không được lùi bước trong việc bảo vệ lợi ích kinh tế của mình trước một đạo luật của Mỹ - một đạo luật có nguy cơ phá hủy nền tảng sản xuất của khối.

Đạo luật Giảm lạm phát, được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký thành luật vào tháng 8, cam kết hơn 390 tỷ USD cho an ninh năng lượng và biến đổi khí hậu, bao gồm các khoản tín dụng thuế cho xe điện, pin và các dự án năng lượng tái tạo được sản xuất tại Mỹ, các khoản trợ cấp khác cho các nhà sản xuất, cộng với hàng chục tỷ đô la để nâng cấp năng lượng mặt trời và năng lượng hạt nhân cũng như tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng gia đình. Khoản tiền nói trên cũng bao gồm 57 tỷ đô la trợ cấp cho các dự án sản xuất tiên tiến và canh tác "thông minh với khí hậu".

Tuy nhiên, đạo luật này đã gây ra làn sóng phản đối trên khắp Đại Tây Dương. Giới quan sát coi đây là một “thủ đoạn” được đưa để “hút đầu tư ra khỏi châu Âu” và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chỉ trích đọa luật của Mỹ là một bước đi “siêu hung hăng” sẽ “chia rẽ phương Tây” nếu không có những thay đổi được thực hiện để tính đến lợi ích của châu Âu.

Ông Markus Ferber - một thành viên của Nghị viện Châu Âu và là người phát ngôn chính sách kinh tế của nhóm Đảng Nhân dân Châu Âu, khối lớn nhất trong cơ quan lập pháp, đã kêu gọi một đường lối cứng rắn để cho Washington thấy rằng EU rất nghiêm túc trong vấn đề này.

Ủy ban châu Âu phải “đặt tất cả các lựa chọn cứng rắn lên bàn” để phát đi tín hiệu cho Mỹ thấy rằng Châu Âu sẵn sàng kích hoạt các công cụ phòng thủ thương mại,” ông Ferber đã nói như vậy với truyền thông Đức hồi cuối tuần vừa rồi.

"Đó chắc chắn sẽ là lựa chọn hạt nhân, và trong tình hình hiện tại, chúng ta sẽ cần làm bất kỳ điều gì dù không mong muốn", ông Ferber nhấn mạnh. Tuy nhiên, điều đó là hợp lý nếu xét đến đường lối bảo hộ của Tổng thống Biden. “Luật chống lạm phát của Mỹ có nguy cơ khiến tình hình kinh tế khó khăn ở châu Âu trở nên tồi tệ hơn,” ông Ferber nói thêm.

Ông Bernd Lange, người đứng đầu Ủy ban Thương mại của Nghị viện Châu Âu, cũng chia sẻ những lo ngại của đồng nghiệp của mình, nói rằng không thể thay đổi cấu trúc cơ bản của Đạo luật Giảm lạm phát và EU nên đệ đơn khiếu nại Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để chứng minh rằng cách tiếp cận của Washington “rõ ràng là không phù hợp với các quy định của WTO.”

Ông Lange cảnh báo, giá năng lượng ở châu Âu cao gấp 10 lần so với ở Mỹ và cần phải thực hiện các biện pháp để giảm giá năng lượng.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tới Washington trong tuần trước để giải quyết các mối lo ngại của EU với Tổng thống Biden. Tổng thống Mỹ đã bày tỏ sự cởi mở về khả năng “điều chỉnh” Đạo luật Giảm lạm phát để giải quyết các lợi ích của châu Âu.

Tuy nhiên, hồi cuối tuần vừa rồi, phát ngôn viên Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nhấn mạnh rằng Tổng thống Biden không có “bất kỳ kế hoạch nào để quay trở lại Quốc hội và có những thay đổi lập pháp” đối với đạo luật.

Tổng thống Macron hồi cuối tuần vừa rồi đã bày tỏ hy vọng rằng Brussels và Washington có thể giải quyết tranh cãi về Đạo luật Giảm lạm phát vào “quý đầu tiên của năm 2023” và rằng EU sẽ được miễn trừ khỏi luật bảo hộ tương tự như luật được cấp cho Canada và Mexico. Tuy nhiên, như truyền thông Đức đã chỉ ra, cho đến nay không có dấu hiệu nào cho thấy những miễn trừ như vậy sắp được đưa ra.

“Không ai muốn một cuộc chiến thương mại trong tình hình hiện tại của chúng ta. Chúng ta có một đối thủ cạnh tranh – Trung Quốc. Đối với tôi, mục tiêu chiến lược của Mỹ không phải là làm suy yếu châu Âu mà ngược lại là hợp tác với châu Âu”, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire đã nói như vậy với các phóng viên.

Tuy nhiên, đằng sau hậu trường, các quan chức dường như không chắc chắn về ý định thực sự của Washington đối với châu Âu là gì. “Có nguy cơ mất cân bằng sẽ trở nên tồi tệ hơn khi EU trả giá năng lượng cao hơn và Mỹ thực hiện các biện pháp thúc đẩy đầu tư vào ngành công nghiệp”, một quan chức giấu tên của Điện Elysee nhận định.

Các nhà quan sát khác đã bày tỏ quan điểm rằng hành động của Mỹ, cho dù thông qua Đạo luật Giảm lạm phát hay các hạn chế đối với năng lượng của Nga trước đó, đều được thiết kế để làm suy yếu châu Âu với tư cách là đối thủ cạnh tranh của Washington, và cho phép Mỹ thu lợi từ chi phí năng lượng tăng vọt bằng cách vận chuyển dầu và khí đốt sang châu Âu trong khi ăn mòn cơ sở công nghiệp của khối này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 5 đã cảnh báo rằng những hạn chế của Brussels đối với việc cung cấp năng lượng của Nga sẽ là "sự tự sát" đối với ngành công nghiệp châu Âu và sẽ dẫn đến "hoạt động kinh tế... rời châu Âu để đến các khu vực khác trên thế giới." Vào tháng 9, vài tuần trước khi xảy ra vụ phá hoại đường ống Nord Stream, Tổng thống Putin đã nhắc lại việc Moscow sẵn sàng mở đường ống và nhấn mạnh rằng Washington đang gây áp lực buộc châu Âu phải áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với năng lượng của Nga chỉ để họ có thể “bán khí đốt cho Châu Âu với giá gấp ba lần".

Hàng trăm nhà sản xuất châu Âu, bao gồm các nhà sản xuất thép lớn và các tập đoàn hóa chất, nhà sản xuất ô tô, công ty dược phẩm và những nhà sản xuất khác đang trong quá trình chuyển hoạt động sang Mỹ. Một số công ty châu Âu, bao gồm cả công ty hóa chất khổng lồ BASF của Đức, đã dự đoán một cuộc khủng hoảng đang đến rất gần khi cuộc chiến ở Ukraine chỉ mới bắt đầu. Giám đốc điều hành công ty BASF Martin Brudermuller cảnh báo vào cuối tháng 3 rằng việc cắt khí đốt của Nga “có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất cho nền kinh tế Đức” kể từ khi kết thúc Thế chiến II.

 

Kiệt Linh

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.