Tăng lãi suất liều lĩnh, Mỹ đang gây ra cơn địa chấn kinh tế thế giới

0
0

 - Đúng như dự đoán, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã thực hiện một đợt tăng lãi suất mạnh mới vào thứ Tư vừa rồi (21/9), gây thêm áp lực lên thị trường chứng khoán toàn cầu. Hành động này ngay lập tức đưa Chỉ số Công nghiệp Dow Jones xuống dưới 29.600 điểm vào cuối phiên giao dịch ngày thứ Sáu (23/9). Nếu so với mức cao nhất mọi thời đại của chỉ số là hơn 36.000 điểm vào cuối năm 2021, hàng trăm tỷ đô la tiền tiết kiệm của các nhà đầu tư và người hưu trí đã bốc hơi.

 

Nghiêm trọng hơn, Ngân hàng Trung ương Mỹ vẫn tỏ ra quyết liệt khi cho thấy nhiều khả năng họ sẽ tăng lãi suất trước cuối năm nay. Fed hiện đang tăng lãi suất ở một trong những tốc độ nhanh nhất trong lịch sử hiện đại của cơ quan này. Lần tăng lãi suất 75 điểm cơ bản hôm 21/9 vừa rồi - lần thứ năm liên tiếp - đã nâng lãi suất mà Fed tính phí các ngân hàng cho vay từ mức gần 0% vào đầu năm 2022 lên mức tối thiểu hiện tại là 3%.

Đến năm 2023, Fed có thể tăng lãi suất lên tới 4,5%, theo kế hoạch đã công bố của ngân hàng trung ương Mỹ. Điều này chắc chắn sẽ cuốn đi lợi thế và sự tự tin của nền kinh tế lớn nhất thế giới, nếu không muốn nói là sẽ đẩy nền kinh tế này vào tăng trưởng âm. Fed dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng ở mức 0,2% trong năm nay. Và năm 2023 dường như kinh tế Mỹ khó thoát khỏi suy thoái.

Chủ tịch Fed của Mỹ Jerome Powell thừa nhận rằng lãi suất cao hơn chắc chắn đồng nghĩa với việc gia tăng nỗi đau đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình Mỹ - đặc biệt là các cặp vợ chồng trung lưu đang trả nợ thế chấp. Nhưng Fed quyết tâm ngăn chặn lạm phát gia tăng khi tỉ lệ lạm phát này đang gây ảnh hưởng rộng khắp lên nền kinh tế đất nước. Dữ liệu gần đây nhất cho thấy lạm phát vẫn tiếp tục tăng ở mức 8,3% trong tháng 8, với mức tăng giá cao ở nhà ở, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Ông Powell khẳng định: “Chúng ta phải chống lạm phát. Tôi ước có một cách không đau để thực hiện mục tiêu đó. Nhưng không có."

Trên thực tế, cam kết của Cục Dự trữ Liên bang trong việc giảm lạm phát để đạt được mục tiêu 2% đã nêu của ngân hàng thông qua việc tăng mạnh lãi suất trong khoảng thời gian ngắn 12 tháng là quá cực đoan, nếu không muốn nói là viển vông.

Bằng cách tăng lãi suất lên 4,5% hoặc thậm chí cao hơn trong một thời gian ngắn, Fed sẽ không chỉ làm suy yếu nền kinh tế của chính Mỹ và gây tổn hại cho một số lượng lớn các công ty và hộ gia đình Mỹ, động thái này cũng sẽ gây ra những làn sóng chấn động đến các nền kinh tế lớn khác trên thế giới, gây ra một cơn địa chấn kinh tế trên toàn thế giới. Để ngăn chặn các tài sản bằng đô la bị kéo trở lại Mỹ do Fed tăng lãi suất mạnh mẽ, các nền kinh tế khác sẽ buộc phải tăng lãi suất theo, điều này có khả năng gây ra suy thoái toàn cầu, với hàng trăm triệu người bị mất việc.

Không có gì ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều nhà kinh tế chống lại sự liều lĩnh và vô trách nhiệm của Fed trong việc tăng lãi suất một cách chóng mặt. Ví dụ, sự giảm giá của các đồng tiền chính trên thế giới, bao gồm đồng euro, bảng Anh, yên Nhật, đồng rupee Ấn Độ và đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, so với đô la Mỹ đã tăng nhanh sau đợt tăng lãi suất của Fed vào hôm 21/9.

Ngân hàng trung ương Nhật Bản, lần đầu tiên sau 24 năm, đã buộc phải can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua lại đồng yên vào tuần trước để củng cố giá trị của đồng yên, bởi vì Tokyo không thể đối phó với đồng tiền tệ gặp khó khăn của mình gây ra từ mức giảm hơn 145 yên so với đồng đô la. Trong khi đó, đồng euro đã giảm gần 15% trong năm nay so với đồng đô la và đang giao dịch dưới mức ngang giá. Đồng nhân dân tệ cũng bị ảnh hưởng bởi hậu quả của việc Fed thắt chặt chính sách, với đồng tiền Trung Quốc đạt mức thấp nhất trong 26 tháng là 7,08 nhân dân tệ/đô la vào tuần trước.

Hơn nữa, vào thời điểm cuộc khủng hoảng Ukraine đang ngày càng trở nên phức tạp, cộng thêm sự bất ổn có thể làm gián đoạn thêm nữa nguồn cung cấp lương thực và năng lượng toàn cầu, thì việc Fed tăng lãi suất mạnh tay có thể làm đen tối thêm triển vọng kinh tế toàn cầu. Đang có nguy cơ thật sự về việc một cơn bão tài chính khác hoặc một cuộc khủng hoảng toàn hệ thống có thể ập xuống.

Đối mặt với hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, Fed đã sử dụng đến một vòng nới lỏng tiền tệ kéo dài, được gọi là nới lỏng định lượng (QE), bằng cách chuyển các đồng đô la in sẵn cho các doanh nghiệp và gia đình Mỹ để chi tiêu. Trước năm 2008, quy mô bảng cân đối của Fed là dưới 1 nghìn tỷ USD, và đến năm 2015, nó đã tăng lên 4,5 nghìn tỷ USD. Vào cuối năm 2021, nó đã tăng lên gần 9 nghìn tỷ đô la.

Và để giữ cho nền kinh tế Mỹ trụ vững sau cuộc tấn công của đại dịch COVID-19, cả chính quyền Trump và Biden lần lượt sử dụng các kế hoạch chi tiêu kích thích tài khóa rất hào phóng. Chính những cú hích này của Fed và Nhà Trắng đã gây ra và thúc đẩy lạm phát đang tăng vọt ở Mỹ.

Để kiềm chế lạm phát dai dẳng, hiện đang kéo dài ở nhiều nền kinh tế, các ngân hàng trung ương trên thế giới đều đang tăng lãi suất, điều này sẽ bóp nghẹt tăng trưởng kinh tế. Hầu như tất cả các tổ chức nghiên cứu toàn cầu và khu vực đã hạ đáng kể dự báo tăng trưởng của nền kinh tế thế giới vào năm 2022, trong đó nhiều dự báo về tăng trưởng giảm kéo dài đến năm 2024. Một số nền kinh tế khó có khả năng tăng trưởng nhanh cho đến năm 2025, và viễn cảnh u ám này đang khiến nhiều người trên thế giới lo lắng.

Liệu Mỹ có lo ngại về những khủng hoảng kinh tế ngày càng sâu sắc của các nước khác do các chính sách tài khóa và tiền tệ thất thường của Mỹ gây ra? Chỉ Chủ tịch Fed Powell mới có thể trả lời câu hỏi này.

Khi được hỏi về sự phối hợp chính sách quốc tế tại cuộc họp báo hôm 21/9 vừa rồi, ông Powell đã nói rằng: "Chúng tôi thường xuyên thảo luận về những gì chúng tôi đang đánh giá về nền kinh tế của chính chúng tôi và những ảnh hưởng quốc tế của nó, nhưng thật khó để nói về sự hợp tác chính sách trong một thế giới mà mọi người có các mức lãi suất rất khác nhau".

Có vẻ như Fed không quan tâm đến các nền kinh tế khác và tỷ giá hối đoái của họ, bao gồm nhiều đồng minh của Mỹ. Nhật Bản sẽ không phải là quốc gia duy nhất trên thế giới can thiệp vào thị trường và mua lại đồng yên. Nhiều nền kinh tế sẽ theo sau và một số sẽ phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài, bao gồm cả IMF. (theo Global Times)

Kiệt Linh

Ý kiến bạn đọc


Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện quy định về hóa đơn điện tử

(VnMedia) - Tăng cường đôn đốc, giám sát, kiểm tra và quyết liệt thực hiện quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bắc Bộ chuyển rét, đêm nay Hà Nội 16 độ

(VnMedia) - Hôm nay 19/3, Bắc bộ có dạng thời tiết trời nhiều mây, ngày có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Trời chuyển rét.

Lý do Internet VNPT được nhiều người lựa chọn

(VnMedia) - Trong số các nhà cung cấp dịch vụ Internet, VNPT đã thu hút sự quan tâm và lựa chọn của nhiều người dùng. Dưới đây là những lý do dịch vụ Internet của VNPT được nhiều người ưa chuộng?

HLV Troussier công bố danh sách tuyển Việt Nam đấu Indonesia

(VnMedia) - Tối ngày 18/3, HLV Philippe Troussier đã công bố danh sách 28 cầu thủ của đội tuyển Việt Nam hướng tới 2 trận đấu gặp Indonesia thuộc lượt trận 3 và 4, trong khuôn khổ bảng F, vòng loại thứ 2 World Cup 2026, khu vực châu Á. Đáng chú ý là sự vắng mặt của Công Phượng và Duy Mạnh ở loạt trận đấu sắp tới.

Bộ Công Thương cảnh báo một số mặt hàng nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại

(VnMedia) - Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) vừa công bố danh sách cảnh báo một số mặt hàng có nguy cơ bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.