- Trong khi, TikTok - ứng dụng yêu thích của 170 triệu người Mỹ có thể phải đối mặt với lệnh cấm trên toàn quốc, nhưng Tây Ban Nha đã đi trước một bước với nền tảng nhắn tin trực tuyến Telegram. Mới đây, Tòa án tối cao Tây Ban Nha đã ra lệnh đình chỉ ứng dụng nhắn tin Telegram.
Telegram là dịch vụ trò chuyện phổ biến tại Tây Ban Nha, nhưng hiên đang bị tạm dừng sau khi giới truyền thông cho biết, nền tảng này cho phép người dùng tải lên nội dung của họ mà không được phép.
Đó là lý do tại sao từ hôm nay, thứ Hai, việc sử dụng Telegram ở Tây Ban Nha sẽ tạm thời bị đình chỉ theo yêu cầu của các công ty bao gồm Atresmedia, EGEDA, Mediaset và Telefonica.
Người đưa ra quyết định đó là Thẩm phán Santiago Pedraz, trong đó ban hành lệnh tạm thời đình chỉ các dịch vụ của Telegram ở Tây Ban Nha để chờ điều tra về các khiếu nại. Theo nguồn tin của tòa án, các nhà khai thác điện thoại di động sẽ được giao nhiệm vụ triển khai khối dịch vụ.
Tại Tây Ban Nha, Telegram được xếp hạng là nền tảng nhắn tin phổ biến thứ tư, theo báo cáo của cơ quan giám sát cạnh tranh CNMC, với gần 19% dân số Tây Ban Nha (tương đương hơn 9 triệu người dùng) cho biết, họ đang sử dụng ứng dụng này.
Hiện nay, Telegram có khoảng 800 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn cầu.
Tờ EL PAIS của Tây Ban Nha đã đăng tải về vấn đề này cũng như trích dẫn lời của ông Fernando Suárez, chủ tịch Tổng Hội đồng các trường Cao đẳng Kỹ thuật Máy tính Chuyên nghiệp của Tây Ban Nha. Theo đó, ông Fernando cho rằng, “Nó giống như quyết định đóng cửa một tỉnh của nước ta vì xảy ra một vụ buôn bán ma túy hoặc cướp bóc trên lãnh thổ”.
Báo cáo lưu ý rằng không giống như Meta (như Facebook, Instagram), Telegram từ chối chia sẻ thông tin với chính quyền.
Theo chuyên gia an ninh mạng Rafel López, Telegram được săn đón vì “trong ứng dụng chat WhatsApp, Cơ quan an ninh quốc gia của Mỹ (NSA) và các cơ quan tình báo khác xâm nhập vẫn có thể can thiệp vào được. Nhưng với Telegram thì không. Không có gì được chia sẻ ở đó".
Hoàng Thanh