Mỹ tuyên bố sát cánh cùng Philippines chống lại hành vi dọa dẫm ở Biển Đông

0
0

 - Đến thăm đảo Palawan trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris hôm qua (22/11) tuyên bố Washington sẽ sát cánh cùng Philippines chống lại các hành động dọa dẫm và cưỡng ép ở Biển Đông.

 

Phát biểu trên một chiếc tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines cập cảng ở vịnh Puerto Princesa, Phó Tổng thống Harris cho biết Mỹ và cộng đồng quốc tế "có lợi ích sâu sắc trong tương lai của khu vực này".

Điểm dừng chân ở Palawan của bà Harris là một phần trong chuyến thăm kéo dài ba ngày của bà này tới một trong những đồng minh an ninh lâu đời nhất của nước Mỹ ở châu Á. Chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ đến Philippines cũng là trung tâm trong nỗ lực của Washington nhằm chống lại các chính sách ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông và trong vấn đề Đài Loan.

“Chúng ta phải ủng hộ các nguyên tắc như tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, thương mại hợp pháp và không bị cản trở, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông cũng như khắp khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, Phó Tổng thống Harris cho biết trong bài phát biểu ở Philippines.

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, nơi được cho là có trữ lượng dầu khí khổng lồ và cũng là tuyến đường biển chiến lược với hàng nghìn tỷ đô la giao dịch thương mại đi qua mỗi năm.

Một phán quyết năm 2016 của tòa trọng tài ở The Hague đã bác bỏ các yêu sách chủ quyền tham lam của Bắc Kinh ở Biển Đông, miêu tả đó là những đòi hỏi chủ quyền không có cơ sở pháp lý. Phán quyết này là một chiến thắng đối với Manila.

Tuy nhiên, Philippines đã không thể thực thi phán quyết nói trên do Trung Quốc kiên quyết không chấp nhận phán quyết của tòa trọng tài ở The Hague. Kể từ đó, Manila đã phải đệ trình hàng trăm văn bản phản đối về điều mà họ gọi là sự xâm phạm và quấy rối của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc và đội tàu đánh cá khổng lồ của nước này.

Trong bài phát biểu của mình, Phó Tổng thống Mỹ Harris đã nhắc lại sự ủng hộ của Washington đối với phán quyết trọng tài năm 2016, nói rằng quyết định đó "có tính ràng buộc về mặt pháp lý và phải được tôn trọng".

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr hôm qua (22/11) cho biết nước ông sẽ gửi một công hàm ngoại giao tới Bắc Kinh sau một sự cố ở Biển Đông liên quan đến một mảnh tên lửa nổi.

Vụ việc xảy ra trước chuyến thăm của bà Harris - chuyến đi cấp cao nhất tới Philippines của một quan chức chính quyền Tổng thống Biden và đây được coi là một phần trong nỗ lực của Washington nhằm khôi phục quan hệ với Manila - quốc gia đã xích lại gần Trung Quốc dưới thời cựu Tổng thống Rodrigo Duterte.

Tổng thống Marcos cho biết trong cuộc hội đàm trực tiếp với Phó Tổng thống Mỹ Harris hôm 21/11 rằng mối quan hệ bền chặt của hai quốc gia thậm chí đang trở nên quan trọng hơn do điều mà ông này gọi là "những biến động" trong khu vực.

Chuyến thăm của bà Harris diễn ra trong bối cảnh quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang nghiêm trọng, đặc biệt là trong vấn đề Đài Loan.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian đã nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo thường kỳ mới đây rằng: “Trung Quốc luôn tin tưởng rằng sự tiếp xúc và hợp tác giữa các quốc gia sẽ có lợi cho việc tăng cường hiểu biết và tin tưởng giữa các quốc gia trong khu vực”.

"Chúng tôi không phản đối việc Mỹ và Philippines có các mối quan hệ, tiếp xúc bình thường, nhưng những cuộc tiếp xúc kiểu đó không nên gây tổn hại đến lợi ích của các nước khác", ông Zhao nhấn mạnh.

 

Kiệt Linh

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Những giọt nước mắt rơi khi xem Lễ truy điệu Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất

Trưa 26/7, tại Hội trường Thống Nhất, nhiều người dân sau khi đến viếng tại Hội trường Thống Nhất đã ở lại và xem trực tiếp Lễ truy điệu qua màn hình ti vi. Nhiều người dân đã không cầm được nước mắt trước những thông tin về Tổng Bí thư được cầu truyền hình trực tiếp từ Hà Nội.

Hình ảnh ngày thứ 2 Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 Sáng 26/7, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ 7 giờ đến 13 giờ tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà Đông Anh.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Đông Anh, Hà Nội

(VnMedia) - Ngày 25/7, tại Nhà Văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể huyện Đông Anh tổ chức trọng thể Lễ viếng theo nghi thức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.