Bộ trưởng Xây dựng nói kiểm soát tín dụng vào BĐS chưa chặt chẽ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói gì?

0
0

 - Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng, việc kiểm soát dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (BĐS) cũng còn chưa chặt chẽ, còn tiềm ẩn rủi ro; trong quý III, các doanh nghiệp BĐS có khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng… Vậy Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nói gì?

Chiều 3/11, trả lời chất vấn của các ĐB Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng, việc kiểm soát dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực BĐS cũng còn chưa chặt chẽ, còn tiềm ẩn rủi ro và cơ cấu nguồn vốn trên thị trường BĐS còn bất hợp lý; chủ yếu dựa vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nguồn vốn huy động phát hành trái phiếu, trong khi nguồn vốn khác chỉ chiếm 15 tới 30% và chưa có nguồn vốn trung hạn, dài hạn cho thị trường BĐS.

Đặc biệt trong quý III thì các doanh nghiệp BĐS có khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng cũng như huy động trái phiếu doanh nghiệp. Chính sách thuế đối với sở hữu, sử dụng BĐS cũng còn chưa phân biệt giữa sử dụng và đầu tư kinh doanh, mua đi bán lại, dẫn đến hiện tượng đầu cơ, găm hàng BĐS…

Liên quan đến vấn đề kiểm soát tín dụng đưa vào thị trường BĐS trong quý III/2022, tham gia giải trình trong phiên chất vấn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, thị trường BĐS phát triển cần huy động nhiều nguồn lực từ các kênh, ví dụ như nguồn vốn từ đầu tư trực tiếp, nguồn vốn từ thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, từ ngân sách nhà nước, vốn tự có của doanh nghiệp và người dân.

“Vốn tín dụng chỉ là một trong các kênh vốn để phát triển thị trường BĐS” - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh.

 

Theo bà Hồng, việc điều hành tín dụng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam phải lấy mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, đó là góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống, cũng như đảm bảo ổn định được thị trường tiền tệ và ngoại hối.

“Chẳng hạn, trong điều kiện ưu tiên kiểm soát lạm phát, ưu tiên đảm bảo an toàn hệ thống thì việc mở rộng tín dụng cho thị trường BĐS sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng nhà nước trong việc đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ, chưa nói đến là sẽ đi ngược lại mục tiêu của chính sách tiền tệ. Chính vì vậy, điều hành tín dụng cũng cần phải cân nhắc hết sức thận trọng” - Thống đốc Nguyễn Thị Hồng giải thích.

Nhấn mạnh “sự an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng rất quan trọng”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói: “Chúng tôi xét thấy tín dụng đối với lĩnh vực BĐS là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Không phải là rủi ro tín dụng, không trả được nợ, mà kể cả một dự án hoạt động có hiệu quả, có đủ điều kiện vay vốn, thì yêu cầu về tín dụng đối với BĐS thường dài hạn và với số tiền lớn.

Trong khi đặc tính huy động vốn của các tổ chức tín dụng thường là ngắn hạn, cho nên khi cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, các tổ chức tín dụng nếu không kiểm soát tốt thì sẽ đối mặt với những rủi ro về thanh khoản, khi người dân đến thì các tổ chức tín dụng sẽ khó khăn về chi trả.

Chính vì vậy, trong quá trình kiểm soát thì Ngân hàng Nhà nước đã không kiểm soát bằng các biện pháp trực tiếp mà kiểm soát bằng các biện pháp gián tiếp. Các văn bản quy định của Ngân hàng Nhà nước thì quy định theo hướng kiểm soát rủi ro, ví dụ những khoản cho vay đối với kinh doanh BĐS thì chúng tôi áp dụng hệ số điều chỉnh rủi ro là 200% và đối với những khoản cho vay mua nhà với giá trị trên 4 tỷ đồng sẽ áp dụng hệ số rủi ro là 150%.

Trong khi đó, đối với những khoản cho vay nhà ở xã hội, nếu khoản vay dưới 1,5 tỷ đồng thì áp dụng hệ số rủi ro dưới 50%. Như vậy, chính sách của Ngân hàng Nhà nước hướng đến ưu tiên đối với cấp tín dụng những khoản cho vay đối với các nhà ở phân khúc thấp".

Đối với tín dụng cho nhà ở xã hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện nay Chính phủ đã có Nghị định 100 ban hành năm 2015 và năm 2021 đã sửa bằng Nghị định 49, trong đó có giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay nhà ở xã hội và giao cho các tổ chức tín dụng được chỉ định. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội là đơn vị được thực hiện theo Nghị định. Đến nay đã giải ngân với doanh số là 10.584 tỷ đồng và dư nợ đến 30/9 là 9.147 tỷ đồng.

“Đối với các tổ chức tín dụng được chỉ định trong Nghị định này, hiện nay chưa giải ngân được là bởi vì tiền cấp bù lãi suất cũng chưa được bố trí cho các tổ chức tín dụng, cho nên các tổ chức tín dụng cũng chưa thực hiện cho vay đối với chương trình theo Nghị định 100 này” - Thống đốc cho hay.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Lỗ hổng GitHub đang bị lạm dụng để phát tán mã độc

(VnMedia) - Một lỗ hổng GitHub hoặc có thể là một tính năng theo thiết kế đang bị các tác nhân đe dọa lợi dụng để phát tán phần mềm độc hại bằng cách sử dụng các URL được liên kết với kho lưu trữ của Microsoft.

Tận hưởng các chương trình giải trí đặc sắc với mức giá hấp dẫn khi thanh toán trên VNPT Money

(VnMedia) - Khách hàng tạo tài khoản và mua gói cước Ứng dụng MyTV (gói cước sử dụng với mọi nhà mạng Internet/4G/5G tại VN) sẽ được giảm ngay 50% giá cước vào các ngày thứ 6 và thứ 7 hàng tuần từ nay đến ngày 27/4, khi thanh toán trên ứng dụng VNPT Money.

Cẩn trọng với trend “đi tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan”

(VnMedia) - Những ngày qua, cộng đồng mạng “dậy sóng” với trào lưu truy tìm 673 ngàn tỷ của bà Trương Mỹ Lan ngoài biển, chuyên gia an ninh mạng cảnh báo người dùng mạng xã hội nên cẩn trọng với trend này...

Giá vàng đột ngột giảm sâu

(VnMedia) - Chốt phiên làm việc rạng sáng nay (23/4), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đột ngột giảm tới hơn 55 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu vẫn duy trì ở mức dưới 77 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra lúc cuối phiên làm việc hôm qua.

Tái diễn thủ đoạn mạo danh công an thực hiện cuộc gọi rác yêu cầu đăng ký, cập nhật định danh điện tử

(VnMedia) - Nhiều người dân phản ánh lại nhận được cuộc gọi từ các số điện thoại lạ, mạo danh cơ quan công an yêu cầu tải, cài đặt ứng dụng khác với ứng dụng VneID hay cung cấp thông tin cá nhân để yêu cầu đăng ký, cập nhật định danh điện tử với mục đích lừa đảo.