Một năm cuộc chiến Ukraine: Phương Tây chưa thể “hạ knockout” về kinh tế đối với Nga

0
0

 - Một tháng sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Tổng thống Joe Biden đã đứng trong sân của một lâu đài lớn ở Ba Lan và tuyên bố về những đòn trừng phạt về kinh tế mà Mỹ và các nước đồng minh sẽ tung ra đối với nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin. Ông chủ Nhà Trắng khẳng định rằng đồng rúp sẽ gần như ngay lập tức “sụp đổ”.

 

Theo các quan chức Mỹ, Nga hiện là quốc gia bị trừng phạt nặng nề nhất thế giới. Trên thực tế, đồng rúp đã có cú lao dốc tạm thời vào thời điểm đó và lại trượt giá trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, khi cuộc chiến Ukraine kéo dài tròn một năm (24/2/2022-24/2-2023), rõ ràng là các biện pháp trừng phạt đã không mang lại hiệu quả tức thời như nhiều nước phương Tây đã hy vọng.

Đồng rúp giao dịch quanh mức 75 rúp đổi một đô la (USD) tương tự như trong những tuần trước chiến tranh, mặc dù Nga đang sử dụng các biện pháp kiểm soát vốn để đẩy giá đồng tiền này. Và mặc dù nền kinh tế Nga đã giảm 2,2% vào năm 2022, nhưng con số đó còn quá xa so với những dự đoán từ 15% trở lên mà các quan chức chính quyền Tổng thống Biden đã đưa ra. Năm nay, nền kinh tế của Nga được dự đoán sẽ vượt trội so với Vương quốc Anh, tăng 0,3% trong khi Vương quốc Anh phải đối mặt với sự suy giảm 0,6%, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Thay vào đó, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và trừng phạt tài chính của phương Tây dường như đang dần làm xói mòn năng lực công nghiệp của Nga, dù  xuất khẩu dầu mỏ và năng lượng khác của Nga vào năm ngoái vẫn giúp nước này tiếp tục có được nguồn ngân quỹ để theo đuổi chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Các công ty đa quốc gia lớn của Mỹ như McDonald's và General Electric đã rời khỏi đất nước, và một số công dân giàu nhất của Nga bị cấm đến Mỹ. Nhưng nếu những người Nga không thể uống cà phê latte tại Starbucks thì vẫn có một lựa chọn tương tự đang chờ đợi họ ở Stars Coffee và người Nga đang nhanh chóng thích nghi với điều đó.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Wally Adeyemo nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây chỉ là một “công cụ đóng vai trò như một phần trong chiến lược lớn hơn” và rằng Mỹ tiếp tục điều chỉnh các biện pháp trừng phạt của mình để vượt qua những thay đổi trong chiến lược của chính Nga.

“Bạn hãy nhìn vào cuộc di cư, chảy máu chất xám từ Nga,” Thứ trưởng Adeyemo nói. “Nền kinh tế Nga nhỏ hơn nhiều, khép kín hơn nhiều và sẽ giống Venezuela, Triều Tiên và Iran hơn là giống một nền kinh tế lớn của G7”.

Tuy nhiên, một báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội vào tháng 12 đã đưa ra một kết luận không mấy thuyết phục về tất cả các biện pháp ngăn chặn kinh tế, nói rằng “các biện pháp trừng phạt đã tạo ra những thách thức đối với Nga nhưng cho đến nay nhưng vẫn chưa gây ra 'một cú hạ knock out' về kinh tế như nhiều người dự đoán."

Tổng thống Biden năm ngoái đã gọi các biện pháp trừng phạt của phương Tây là “một loại nghệ thuật quản lý kinh tế mới với sức mạnh gây thiệt hại sánh ngang với sức mạnh quân sự”.

Các biện pháp trừng phạt, được áp đặt chủ yếu thông qua các mệnh lệnh hành pháp, nhằm trừng phạt Nga và ngăn chặn nước này tiếp cận các hệ thống tài chính quốc tế và tài khoản ngân hàng mà nước này cần để tài trợ cho nỗ lực chiến tranh của mình. Kiểm soát xuất khẩu cũng hạn chế quyền tiếp cận chip máy tính và các sản phẩm khác cần thiết để trang bị cho quân đội hiện đại.

Đồng thời, Mỹ và các đồng minh đã dành hàng tỷ đô la để cung cấp cho Ukraine vũ khí, đạn dược và viện trợ quân sự khác cũng như hỗ trợ tài chính trực tiếp.

Hơn 30 quốc gia, bao gồm Mỹ, các nước thành viên EU, Vương quốc Anh, Canada, Australia, Nhật Bản và các quốc gia khác — đại diện cho hơn một nửa nền kinh tế thế giới — tham gia vào trừng phạt Nga và đây là một nỗ lực chưa từng có. Họ đã áp đặt giá trần đối với dầu thô và dầu diesel của Nga, đóng băng các quỹ của Ngân hàng Trung ương Nga và hạn chế quyền truy cập vào SWIFT - hệ thống các giao dịch tài chính toàn cầu.

Ngoài việc nhắm mục tiêu vào các tổ chức và lĩnh vực kinh tế quan trọng, phương Tây đã trực tiếp trừng phạt khoảng 2.000 công ty, quan chức chính phủ, những gia đình và cá nhân có ảnh hưởng chính trị ở Nga. Các biện pháp trừng phạt đang tước đi quyền truy cập vào tài khoản ngân hàng và thị trường tài chính ở Mỹ của họ, ngăn cản họ kinh doanh với người Mỹ và đi du lịch đến Mỹ, v.v.

Không giống như các biện pháp trừng phạt trên toàn quốc đối với Iran và Triều Tiên, các hạn chế đối với Nga nhằm vào các ngành, công ty và cá nhân cụ thể. Cách tiếp cận này được thiết kế để giữ cho dầu và khí đốt tự nhiên của Nga lưu thông, nhằm hạn chế sự gián đoạn đối với nền kinh tế toàn cầu rộng lớn hơn. Nhưng xuất khẩu năng lượng cũng cho phép Nga bổ sung nguồn tài chính và ngăn chặn sự suy giảm nghiêm trọng.

Một quốc gia công nghiệp hóa với quy mô của nó — nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới vào năm 2021 — chưa bao giờ phải đối mặt với áp lực tài chính như vậy. Ông Daniel Fried - cựu trợ lý ngoại trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu và Á-Âu, nói rằng “việc hoạch định chính sách kiểu này luôn là một phát súng trong bóng tối.”

Theo Thứ trưởng Tài chính Mỹ Adeyemo, “Nga ngày nay là một quốc gia khác so với chỉ một năm trước, và họ đã từ bỏ gần 30 năm tiến bộ về chính sách kinh tế của mình chỉ trong vòng một năm”.

Nhưng xét ở góc độ tiêu dùng hàng ngày, đó là một bức tranh hỗn hợp.

Các trung tâm mua sắm có rất nhiều cửa hàng bị đóng cửa, nhưng các doanh nhân Nga đang giúp lấp đầy khoảng trống. Một công ty khởi nghiệp của Nga đã tạo ra một sản phẩm tương tự McDonald’s một cách tương đối thuyết phục.

Một số lĩnh vực đã phải chịu thiệt hại nặng nề do các biện pháp trừng phạt và sự ra đi của các công ty nước ngoài.

Ví dụ, lĩnh vực ô tô của Nga đã bị ảnh hưởng nặng nề. Một phân tích thị trường từ Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu, đại diện cho các công ty châu Âu tại Nga, cho biết doanh số bán ô tô mới trong tháng 1 thấp hơn 63% so với một năm trước đó.

Tuy nhiên, Nga vẫn tiếp tục xuất khẩu một số loại gỗ, nhôm và các hàng hóa khác sang Mỹ, dựa trên nhu cầu đối với các sản phẩm này ở Mỹ. Hàng hóa của Nga nhập khẩu vào Mỹ đạt tổng trị giá 14,5 tỷ USD vào năm 2022.

Bộ Tư pháp Mỹ năm ngoái đã thành lập một lực lượng đặc biệt nhằm vào các khoản thu bất chính của các  nhà tài phiệt Nga -  những người mà Mỹ xem là đã giúp chính quyền của Tổng thống Putin thực hiện chiến dịch quân sự ở Ukraine.

 

Kiệt Linh

Ý kiến bạn đọc


VNPT miễn phí trải nghiệm bộ mở rộng vùng phủ Wifi Mesh

(VnMedia) - Từ ngày 1/7/2024, khách hàng sử dụng Internet VNPT sẽ được miễn phí trải nghiệm những dòng thiết bị mở rộng vùng phủ Wifi Mesh mới nhất của nhà mạng.

Các giải pháp ứng phó với tình trạng giá cả hàng hóa “nhảy múa” theo lương

(VnMedia) - Bộ Tài chính đã đưa ra một loạt giải pháp nhằm ổn định giá cả thị trường từ nay tới cuối năm, đặc biệt trong bối cảnh chính sách cải cách tiền lương đã có hiệu lực từ 1/7.

Tắt sóng 2G: Thuê bao VinaPhone sẽ không bị bỏ lại phía sau

(VnMedia) - Nhằm giúp khách hàng đảm bảo quyền lợi sử dụng và dễ dàng trải nghiệm các tiện ích số, VinaPhone dành nhiều ưu đãi và hỗ trợ tối đa cho khách hàng.

Bộ Y tế nỗ lực triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, đảm bảo tiến độ triển khai Đề án 06

(VnMedia) - Nhận thức rõ Đề án 06 góp phần quan trọng, tạo bước phát triển đột phá đối với chuyển đổi số quốc gia, Bộ Y tế đã tích cực tham gia, triển khai các hoạt động của Đề án gắn chặt chẽ với chuyển đổi số y tế, nỗ lực triển khai hồ sơ sức khoẻ điện tử...

Số lượng tiền điện tử bị đánh cắp trong các vụ hack trên toàn cầu tăng vọt

(VnMedia) - Các nhà nghiên cứu blockchain TRM Labs hôm 5/7 cho biết, số lượng tiền điện tử bị đánh cắp trong các vụ hack trên toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi trong sáu tháng năm 2024 so với năm trước đó.