Ấn Độ sẽ không ủng hộ giá trần G7 đối với dầu của Nga

0
0

 - Khả năng để Ấn Độ ủng hộ mức giá trần mà G7 áp đặt đối với dầu của Nga gần như bằng không vì chính quyền ở New Delhi sẽ ưu tiên các lợi ích kinh tế và chính trị của mình, một nhà phân tích từ Quỹ Nghiên cứu các nhà quan sát (ORF) của Ấn Độ hôm qua (11/1) đã nhận định như vậy với hãng tin Itar Tass.

 

Nhà phân tích Nandan Unnikrishnan cho rằng Ấn Độ sẽ không trở thành mục tiêu của các biện pháp trừng phạt thứ cấp vì từ chối cơ chế giá trần do EU, G7 và Australia đưa ra vào tháng 12. Các biện pháp này nhằm vào dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga, cấm các doanh nghiệp phương Tây cung cấp bảo hiểm cũng như các dịch vụ khác cho hàng hóa dầu mỏ của Nga trừ khi số hàng này được mua với giá bằng hoặc dưới 60 USD/thùng.

Phương Tây được cho là đang tìm cách gây sức ép để Ấn Độ áp dụng giá trần đối với dầu mỏ của Nga.

Tuy nhiên, trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Itar Tass của Nga, nhà phân tích Unnikrishnan đã đưa ra nhận định rằng, “vào thời điểm hiện tại, triển vọng Ấn Độ tham gia áp giá trần đối với dầu của Nga gần như bằng không”.

Bình luận của ông Unnikrishnan được đưa ra sau khi các phương tiện truyền thông đưa tin rằng New Delhi có thể tham gia vào việc áp đặt mức giá trần đối với dầu của Nga nếu giá dầu thô vượt quá 60 USD/thùng.

“Ấn Độ sẽ theo đuổi lợi ích riêng của mình - kinh tế, chính trị, chiến lược. Hiện họ đang quan tâm đến việc nhập khẩu dầu thô giá rẻ từ Nga và sẽ không từ bỏ điều này, vì quốc gia này thu được lợi nhuận lớn,” nhà phân tích của ORF nói thêm.

Ông Unnikrishnan cũng lưu ý rằng 85% nền kinh tế Ấn Độ phụ thuộc vào khu vực tư nhân và rằng Reliance Industries - công ty Ấn Độ mua dầu nhiều nhất từ Nga hiện có tài sản đáng kể ở Mỹ nhưng họ vẫn không ngừng nhập khẩu dầu của  Nga.

Ông Unnikrishnan tin rằng, các công ty Ấn Độ sẽ hành động hoàn toàn phù hợp với lợi ích kinh doanh của họ.

Ấn Độ, nhà nhập khẩu dầu thô lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Mỹ, đã tăng đều đặn việc mua dầu thô của Nga trong vài tháng qua, tận dụng các khoản chiết khấu mà Moscow đưa ra để thu hút người mua.

Vào đầu năm 2022, thị phần nhập khẩu dầu của Nga ở Ấn Độ chỉ chiếm 0,2%. Vào cuối năm ngoái, nó đã tăng lên gần một triệu thùng mỗi ngày, chiếm hơn 20% trong tổng số lượng dầu nhập khẩu của nước này. Ấn Độ được cho là vẫn là nhà nhập khẩu hàng đầu của Nga trong ba tháng liên tiếp kể từ tháng 12.

 

Kiệt Linh

Ý kiến bạn đọc


Cảnh báo những rủi ro khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

(VnMedia) - Các đối tượng lừa đảo thường sử dụng các tài khoản ngân hàng do mua, bán để thực hiện giao dịch chuyển và nhận tiền của bị hại, sau đó rửa tiền bằng nhiều phương thức khác nhau.

Cảnh báo: Giả mạo website Bộ TT&TT để lừa người dân cài ứng dụng chứa mã độc

(VnMedia) - Khi truy cập vào trang web ‘vietgcv [.] cc’ giả mạo website Bộ Thông tin và Truyền thông, người dùng bị dụ cài ứng dụng có chứa mã độc...

Giá vàng đột ngột giảm sâu, rơi xuống mức thấp

(VnMedia) - Chốt phiên làm việc rạng sáng nay (1/5), giá vàng giao ngay tại thị trường New York tiếp tục giảm sâu tới hơn 41 USD/ounce. Đây là phiên đi xuống thứ 2 liên tiếp trên thị trường kim loại quý này.

Chấm dứt nắng nóng diện rộng ở Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An

(VnMedia) - Do ảnh hưởng của không khí lạnh nên hôm nay (1/5), khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An nắng nóng diện rộng chấm dứt; khu vực Hà Tĩnh-Quảng Trị nắng nóng dịu dần…

Thủ tướng: Khuyến khích các địa phưởng mở nút giao tận dụng lợi thế đường cao tốc

(VnMedia) - Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải tạo thuận lợi, khuyến khích các địa phương quy hoạch, mở các nút giao phù hợp để tận dụng tối đa lợi thế của tuyến đường cao tốc, tạo không gian phát triển mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội….