Đòn trừng phạt dầu mỏ của Nga sắp có hiệu lực, thị trường liệu có chao đảo?

0
0

 - Các nhà phân tích vừa đưa ra cảnh báo rằng các biện pháp trừng phạt sắp tới đối với dầu mỏ của Nga sẽ "thực sự gây xáo trộn" đối với thị trường năng lượng nếu các quốc gia châu Âu không đặt ra được một mức giá trần.

 

27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng 6 đã nhất trí thực hiện một lệnh cấm vận đối với dầu thô của Nga và biện pháp trừng phạt này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 5/12. Trên thực tế, EU cùng với Mỹ, Nhật Bản, Canada và Anh muốn cắt giảm đáng kể doanh thu từ dầu mỏ của Nga trong một nỗ lực nhằm rút cạn ngân quỹ chiến tranh của Điện Kremlin trong bối cảnh Moscow đang tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Tuy nhiên, những lo ngại rằng một lệnh cấm vận hoàn toàn sẽ khiến giá dầu thô tăng vọt và điều này đã khiến nhóm các nước phát triển G7 cân nhắc đặt ra giá trần mà họ sẽ trả cho dầu của Nga.

Theo ông Henning Gloystein - Giám đốc năng lượng, khí hậu và tài nguyên của công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group, lệnh cấm hoàn toàn đối với hàng nhập khẩu từ Nga có thể “thực sự gây xáo trộn” đối với thị trường.

Viễn cảnh giá dầu tăng là lý do giải thích “tại sao Mỹ gia tăng áp lực” để buộc các nước đồng ý về việc áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga, ông Gloystein đã nhận định như vậy với hãng tin CNBC mới đây.

Việc áp giá trần sẽ cho phép các quốc gia G7 mua dầu của Nga với giá thấp hơn trong một nỗ lực giảm nguồn thu nhập từ dầu mỏ của Nga mà không làm tăng giá dầu thô trên toàn cầu.

Tuy nhiên, các quốc gia EU đã tranh chấp trong vài ngày về mức giá phù hợp để hạn chế giá.

Một đề xuất được thảo luận vào đầu tuần này đã đề xuất đưa ra mức giá trần 62 USD/thùng, nhưng Ba Lan, Estonia và Litva từ chối đồng ý với lập luận rằng mức giá này quá cao và vì thế sẽ không làm giảm doanh thu của Nga. Các quốc gia này nằm trong số những quốc gia có tiếng nói mạnh mẽ nhất trong việc thúc đẩy hành động chống lại Điện Kremlin vì những hành động quân sự của Nga ở Ukraine.

Phát biểu với phóng viên Julianna Tatelbaum của CNBC, Bộ trưởng Năng lượng Hà Lan Rob Jetten mới đây cho biết việc áp đặt giá trần đối với dầu của Nga là một “bước tiếp theo rất quan trọng”.

“Nếu bạn muốn các biện pháp trừng phạt hiệu quả thực sự gây tổn hại cho chế độ Nga, thì chúng ta cần cơ chế áp đặt giá trần này. Vì vậy, hy vọng chúng ta có thể đồng ý về nó càng sớm càng tốt,” ông Rob Jetten đã nói như vậy.

Hôm thứ Tư, dầu của Nga đang được giao dịch ở mức giá khoảng 66 USD/một thùng. Các quan chức tại Điện Kremlin đã nhiều lần nói rằng việc áp đặt mức giá trần là hành vi phản cạnh tranh và họ sẽ không bán dầu của mình cho các quốc gia thực hiện chính sách mức giá trần.

Nga đang hy vọng rằng những nhà nhập khẩu dầu lớn khác - chẳng hạn như Ấn Độ và Trung Quốc - sẽ không đồng ý với việc áp đặt giá trần và do đó sẽ tiếp tục mua dầu của Nga.

Các quốc gia thành viên của nhóm G7 đã đồng ý áp đặt giá trần đối với dầu của Nga vào tháng 9 và đã nghiên cứu các chi tiết kể từ đó. Vào thời điểm đó, giám đốc năng lượng của EU Kadri Simson đã nói với CNBC rằng bà hy vọng Trung Quốc và Ấn Độ cũng sẽ ủng hộ việc áp đặt mức giá trần.

Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đã đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu dầu từ Nga sau khi Moscow phát động chiến dịch tấn công Ukraine bởi vì hai nước đều được hưởng những mức chiết khấu lớn. Sự tham gia của hai nước này vào việc áp đặt giá trần đối với dầu mỏ của Nga là cần thiết nếu phương Tây muốn các biện pháp trừng phạt của họ có tác dụng.

“Trung Quốc và Ấn Độ có vai trò rất quan trọng khi họ mua phần lớn dầu của Nga,” ông Jacob Kirkegaard, thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, nhận định.

 “Tuy nhiên, hai nước đó sẽ không cam kết với mức giá trần vì lý do chính trị bởi điều này là chính sách do Mỹ dẫn dắt và vì lý do thương mại là họ đã nhận được rất nhiều dầu giá rẻ từ Nga, vậy tại sao họ lại phải tự gây nguy hiểm cho lợi ích của mình? Việc nghĩ rằng hai nước này sẵn sàng tham gia vào việc áp giá trần luôn là điều ngây thơ vì Ukraine không quan trọng đến thế đối với họ”, ông Kirkegaard nhận định thêm.

Bộ trưởng Xăng dầu Ấn Độ Shri Hardeep S Puri hồi tháng 9 từng tuyên bố ông có “nghĩa vụ đạo đức” đối với người tiêu dùng nước mình. “Chúng tôi sẽ mua dầu từ Nga, chúng tôi sẽ mua từ bất cứ đâu”, ông này nhấn mạnh.

Do đó, ngày càng có nhiều hoài nghi về tác động thực sự của các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga liên quan đến dầu mỏ.

 

Kiệt Linh

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.