Kế hoạch áp giá trần lên dầu Nga của EU tạm trì hoãn

0
0

 - Các nước thành viên Liên minh châu Âu đang chạy đua để đi đến một thỏa thuận chung về việc áp giá trần lên mặt hàng dầu thô của Nga. Tuy nhiên, nhiều khả năng vấn đề này sẽ bị trì hoãn cho đến khi một lệnh trừng phạt mới được thông qua.

Kế hoạch áp giá trần lên dầu Nga của EU tạm trì hoãn (Ảnh minh họa)
Kế hoạch áp giá trần lên dầu Nga của EU tạm trì hoãn (Ảnh minh họa)

Theo đó, EU đang nỗ lực đưa ra một loạt các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn sau tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tuần trước. Trong đó, đề xuất của EU bao gồm mức giá mà các đồng minh sẽ áp đặt cho dầu thô của Nga đang được nhanh chóng hoàn thiện.

Đặc biệt, việc áp giá trần này phải có hiệu lực trước ngày 5/12, thời điểm lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga qua đường biển của toàn khối chính thức được triển khai.

Tuy nhiên, phương án này vấp phải sự phản đối của đảo Síp (Cyprus) và Hungary. Theo thường lệ, các biện pháp trừng phạt của EU muốn được thông qua thì cần phải có sự nhất trí của tất cả các nước thành viên.

Bên cạnh đó, một số biện pháp cấm vận khác đang được thảo luận bao gồm kiểm soát nhập khẩu kim cương và cấm một số sản phẩm thép của Nga. Ngoài ra, 27 quốc gia thành viên cũng gần như ủng hộ đề xuất hạn chế xuất khẩu các linh kiện điện tử được sử dụng trong vũ khí sang Nga.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Vào tháng 6 vừa qua, 27 quốc gia của khối đã tranh luận về các điều khoản liên quan tới cấm vận dầu mỏ trong nhiều tuần liên tiếp. Cụ thể, EU đã bàn bạc về lệnh cấm nhập khẩu dầu qua đường biển, miễn trừ dầu giao qua đường ống và cấm cung cấp các dịch vụ, chẳng hạn như bảo hiểm cho hàng hóa của Nga.

Thế nhưng, về phía Mỹ, quốc gia này đã và đang mong muốn châu Âu nới lỏng hàng loạt lệnh cấm trên vì lo ngại một số biện pháp đó có thể dẫn đến sự tăng vọt của giá dầu toàn cầu.

Song song đó, mức độ hiệu quả của giá trần vẫn chưa được chứng minh khi mà những khách hàng lớn nhất của Nga, bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ vẫn từ chối tham gia.

Các quan chức Mỹ lập luận rằng, áp đặt giá trần vẫn có thể hoạt động ngay cả khi những người mua không tham gia liên minh. Những quốc gia này có thể sử dụng cơ sở giá trần làm đòn bẩy trong các cuộc đàm phán với Moscow với mục đích mua được dầu giá tốt hơn.

Quan trọng hơn, việc áp giá trần sẽ yêu cầu các nước thành viên EU đặt lợi ích quốc gia sang một bên, vì sự đoàn kết của châu Âu.

Ở diễn biến khác, các quốc gia vận tải biển như Hy Lạp, Đảo Síp và Malta lại muốn bảo vệ ngành công nghiệp của mình khỏi những biện pháp trừng phạt.

Thục San (Theo Bloomberg)

Ý kiến bạn đọc


VNPT và hành trình bền bỉ vì Nhân tài Việt Nam

(VnMedia) - Nhân tài Đất Việt là Giải thưởng duy nhất do một Tập đoàn Kinh tế Nhà nước đồng tổ chức và tài trợ chính trong suốt gần 20 năm qua - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Chỉ số ít tổ chức tại Việt Nam sẵn sàng đối phó với rủi ro về an ninh mạng ngày càng gia tăng

(VnMedia) - Chỉ có 6% tổ chức tại Việt Nam đạt được mức độ sẵn sàng ‘trưởng thành’ cần thiết để đối phó với những rủi ro về an ninh mạng ngày nay, theo Chỉ số Sẵn sàng An ninh mạng 2024 của Cisco.

Chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội: Nhiều lợi ích thiết thực cho người dân

(VnMedia) - Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thường xuyên nâng cấp hệ thống, tiện ích để cung ứng các nền tảng thanh toán liên thông, cho phép xử lý tức thời và vận hành 24/7 để đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp...

Bài học quan trọng từ vụ hack mật khẩu của Microsoft: Bảo mật mọi tài khoản!

(VnMedia) - Vụ hack vào Microsoft như một lời cảnh tỉnh cho các tổ chức ưu tiên triển khai bảo mật cho mọi tài khoản người dùng, nó cũng chỉ ra sự cần thiết của các biện pháp bảo vệ mật khẩu.

Thủ tướng: Có cơ sở dữ liệu lớn thì mới có trí tuệ nhân tạo

(VnMedia) - Trao đổi, đối thoại với thanh niên về giải pháp thể chế, công nghệ để thực hiện đồng bộ cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi số, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Cơ sở dữ liệu rất quan trọng với chuyển đổi số, có cơ sở dữ liệu lớn thì mới có trí tuệ nhân tạo.