Ngành Ngân hàng chủ động và tiên phong tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

0
0

- Dưới sự chủ trì của Ban Kinh tế Trung ương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Diễn đàn cấp cao với chủ đề “Ngành Ngân hàng chủ động và tiên phong tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” vừa được khai mạc vào chiều nay, 11/10/2022 tại Hà Nội. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tập đoàn IEC (IEC Group) là đơn vị phối hợp tổ chức sự kiện.

Phát biểu khai mạc tại Diễn đàn, ông Trần Tuấn Anh - Trưởng ban Kinh tế Trung ương đã đánh giá, Ngành Ngân hàng là ngành kinh tế đặc biệt quan trọng, giữ vai trò là “huyết mạch” của nền kinh tế quốc dân, đóng góp quan trọng vào việc huy động và phân bổ nguồn lực tài chính để thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, có tác động, ảnh hưởng lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô cũng như bảo đảm an ninh kinh tế, trật tự, an toàn xã hội

“Tại Nghị quyết 52, Bộ Chính trị đã xác định ngành Ngân hàng là một trong những ngành có mức độ sẵn sàng cao, được ưu tiên trong tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam. Trong thời gian qua, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và toàn ngành ngân hàng đã tích cực triển khai các nhiệm vụ chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong các lĩnh vực, đạt nhiều kết quả tích cực. Ngành Ngân hàng là ngành đầu tiên công bố ngày chuyển đổi số của Ngành (ngày 11/5); đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Năm 2021, Việt Nam được Công ty tư vấn và quản lý toàn cầu (McKinsey) đánh giá có mức độ ứng dụng ngân hàng số nhanh nhất trong khu vực. Kinh nghiệm chuyển đổi số nhanh, hiệu quả, bền vững của ngành Ngân hàng sẽ là kinh nghiệm hữu ích cho các ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế” - ông Trần Tuấn Anh cho biết.

Ông Trần Tuấn Anh - Trưởng ban Kinh tế Trung ương phát biểu khai mạc Diễn đàn
Ông Trần Tuấn Anh - Trưởng ban Kinh tế Trung ương phát biểu khai mạc Diễn đàn

Tuy nhiên, theo ông Trần Tuấn Anh, bên cạnh các kết quả tích cực đạt được trong quá trình tổ chức triển khai Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị, thực tiễn cho thấy, vẫn còn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục, nhất là pháp luật, cơ chế, chính sách cần phải đẩy nhanh và cập nhật kịp thời, hoàn thiện để phù hợp với môi trường kinh doanh số, tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo, trước hết là pháp luật về doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, sở hữu trí tuệ, thương mại, đầu tư, kinh doanh, dữ liệu và quản lý dữ liệu, giao dịch điện tử, phát triển công nghiệp công nghệ số; cần sớm ban hành khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới hình thành từ xu thế cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; có các chính sách ngăn chặn kịp thời các tác động tiêu cực cả về kinh tế và xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng...

Để góp phần đưa Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị đi vào cuộc sống một cách đồng bộ, thực chất, hiệu quả, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Ban Kinh tế Trung ương triển khai xây dựng Báo cáo giám sát 3 năm tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị. Để có thêm luận cứ phục vụ xây dựng Báo cáo giám sát này, Ban Kinh tế Trung ương có kế hoạch phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan liên quan tổ chức các diễn đàn, hội thảo, tọa đàm để lấy ý kiến các cơ quan quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp đóng góp cho quá trình thể chế hóa, cụ thể hóa triển khai thực hiện Nghị quyết 52.

“Diễn đàn ngày hôm nay là hoạt động thiết thực của Ban Kinh tế Trung ương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong quá trình triển khai Nghị quyết Đại hội XIII và Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị, phục vụ trực tiếp cho xây dựng Báo cáo giám sát” - ông Trần Tuấn Anh phát biểu.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh và các đại biểu tham quan gian hàng triển lãm của VNPT tại Diễn đàn.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh và các đại biểu tham quan gian hàng triển lãm của VNPT tại Diễn đàn.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Kim Anh cũng đánh giá, mặc dù đã có những kết quả bước đầu khả quan, nhưng ngành Ngân hàng vẫn đứng trước những thách thức về bài toán đầu tư hiệu quả, sự thay đổi thường xuyên, liên tục về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng và xu hướng tội phạm công nghệ cao với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, đến từ khắp nơi trên thế giới; từ đó đặt ra cho ngành Ngân hàng phải chuyển đổi số một cách bài bản, có trọng tâm, trọng điểm với lộ trình cụ thể. "Với tinh thần đó, chúng ta có mặt tại đây không chỉ để cùng chiêm nghiệm lại những kết quả đã được mà còn là để xác định những trở ngại phía trước, thẳng thắn nhìn lại bất cập, tồn tại, từ đó thảo luận tìm ra những giải pháp tháo gỡ và gợi mở hướng đi mới cho công cuộc chuyển đổi số ngành ngân hàng trong giai đoạn tiếp theo" - ông Nguyễn Kim Anh phát biểu.

Diễn đàn cấp cao với chủ đề “Ngành Ngân hàng chủ động và tiên phong tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” hướng tới mục tiêu trở thành diễn đàn uy tín cho lãnh đạo các ngân hàng thương mại, các tổ chức cung cấp các giải pháp công nghệ, các hiệp hội, viện nghiên cứu, trường đại học có cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia uy tín trong nước và quốc tế trong quá trình chuyển đổi số, qua đó cung cấp thêm những đề xuất, kiến nghị góp phần vào sự phát triển của ngành ngân hàng trong tương lai.

Mở đầu các bài tham luận phiên Báo cáo chính của Diễn đàn, Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã trình bày báo cáo về Kết quả 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về “Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” của ngành ngân hàng. Trong phiên khai mạc chiều nay, các đại biểu đến từ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank); Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), VinCSS... đã có những tham luận đề cập tới các nội dung xung quanh chủ đề của Diễn đàn.

Phạm Lê


Ý kiến bạn đọc


Nhà đầu tư chốt lời, giá vàng nhẫn tròn trơn giảm theo thế giới

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (22/5 - theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều đi xuống sau hai phiên tăng trước đó. Trong nước, giá vàng nhẫn tròn trơn cũng đang giữ ở mức gần 78 triệu đồng/lượng khi chốt phiên làm việc cuối ngày hôm qua (21/5).

Cảnh báo doanh nghiệp Việt mắc bẫy các chiêu lừa đảo trong thương mại quốc tế

(VnMedia) - Thương vụ Việt Nam tại một số nước châu Âu đã thông tin cảnh báo về các hiện tượng lừa đảo, rủi ro khi doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu với các đối tác tại thị trường này.

Cảnh giác với loạt mã độc đánh cắp thông tin và trojan ngân hàng

(VnMedia) - Tin tặc đang lạm dụng GitHub và FileZilla để phát tán phần mềm độc hại Cocktail, một loạt mã độc đánh cắp thông tin và trojan ngân hàng...

Giá vàng đang tăng nhanh, vàng nhẫn tròn trơn giữ ở mức cao

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (21/5 - theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại thị trường New York tiếp tục tăng gần 8 USD/ounce. Trong nước, giá vàng nhẫn tròn trơn cũng giữ ở mức gần 78 triệu đồng/lượng khi chốt phiên làm việc cuối ngày hôm qua (20/5).

"0888000666 - Đầu số gia hạn thanh toán duy nhất của VNPT Hà Nội

(VnMedia) - Từ 1/4/2024 hưởng ứng công tác chuyển đổi số Quốc Gia, VNPT Hà Nội cho ra mắt đầu số gọi mời gia hạn thanh toán với một đầu số duy nhất - 0888000666.