Trẻ 17 tháng tuổi bị tay chân miệng phải lọc máu liên tục

0
0

 - Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), bệnh nhi 17 tháng ở Trà Vinh chuyển nặng sau 3 ngày sốt, điều trị ở phòng khám tư nhưng không đáp ứng.

Sáng 8-6, Bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) thông tin đang điều trị một bệnh nhi (17 tháng, quê Trà Vinh) mắc tay chân miệng (TCM) chuyển nặng sau 3 ngày sốt và ói, điều trị ở phòng khám tư nhưng không đáp ứng.

Đến ngày thứ 4, bệnh nhi sốt cao khó hạ, giật mình chới với nhiều cơn. Từ Trà Vinh chuyển lên BV Nhi đồng TP, mạch của bệnh nhi đã đập trên 200 lần/phút, suy hô hấp và da bông tái.

Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, bệnh nhi được đặt nội khí quản, thở máy, nhanh chóng thiết lập lọc máu liên tục để loại trừ cơn bão cytokin gây sốt cao lên 40-41 độ C. Hiện bệnh nhi đáp ứng với những biện pháp hồi sức ban đầu, được điều trị cách ly và theo dõi sát tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc.

Bệnh nhi mắc tay chân miệng đang điều trị tại BV Nhi đồng TP.

Bệnh nhi mắc tay chân miệng đang điều trị tại BV Nhi đồng TP (Ảnh: BVCC)

Trước đó, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM ghi nhận một bé trai 5 tuổi tử vong sau khi mắc tay chân miệng. 6 mẫu bệnh phẩm của các bé mắc tay chân miệng nặng tại đây cho kết quả dương tính với chủng EV71. Sự xuất hiện trở lại của EV71 được đánh giá là đáng lo ngại. 

Để chủ động ứng phó với diễn biến dịch tay chân miệng, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản báo cáo Bộ Y tế và Cục Quản lý dược hỗ trợ cung ứng đủ thuốc điều trị (nhất là 2 loại thuốc Phenobarbital truyền tĩnh mạch, Gamma Globulin truyền tĩnh mạch).

Ngành y tế cũng đưa ra cảnh báo về nguy cơ dịch chồng dịch (tay chân miệng và sốt xuất huyết) trên địa bàn. UBND TP.HCM lập tức ra văn bản khẩn về việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh tay chân miệng vào ngày 6/6.

Theo các bác sĩ, tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phổ biến thường mắc ở trẻ dưới 5 tuổi. Ở mức độ nặng, trẻ có thể bị biến chứng thần kinh, viêm cơ tim, viêm não thậm chí tử vong. Do đó, phụ huynh cần tái khám đúng hẹn, theo sát các trường hợp sốt cao, run yếu tay chân hay ngủ giật mình, tránh nguy cơ chuyển nặng đột ngột. 

Bệnh tay chân miệng hiện không có vắc xin phòng ngừa. Cách phòng bệnh hiệu quả nhất là rửa tay sạch sẽ, phụ huynh tập cho trẻ không mút tay hay ngậm đồ chơi, rửa sạch đồ chơi của trẻ bằng xà phòng. Trẻ bị tay chân miệng cần nghỉ học để tránh lây cho bé khác. 

P.V

Ý kiến bạn đọc


Giá vàng tiếp tục tăng, vàng nhẫn tròn trơn vươn lên mức cao

(VnMedia) - Chốt phiên làm việc rạng sáng nay (27/4), giá vàng giao ngay tại thị trường New York tiếp tục tăng hơn 7 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng nhẫn tròn trơn đã tăng vọt qua mốc 76 triệu đồng/lượng khi khép lại phiên làm việc cuối ngày hôm qua (26/4).

Tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn, chạy quá tốc độ dịp nghỉ lễ 30/4-01/5

(VnMedia) - Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2024, Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn, ma tuý; Chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, “cơi nới” thùng xe và chở quá vạch dấu mớn nước an toàn...

Thua Kyrgyzstan, tuyển Futsal Việt Nam mất vé dự World Cup!

(VnMedia) - Tuyển Futsal Việt Nam đã không thể có lần thứ 3 liên tiếp dự World Cup, sau khi để thua tuyển Kyrgyzstan với tỉ số 2-3.

Triệt phá nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc chiếm đoạt tài khoản, dữ liệu người dùng

(VnMedia) - Các lực lượng phối hợp đã tổ chức đấu tranh chuyên án, triệt phá nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc chiếm đoạt tài khoản, dữ liệu người dùng trên mạng xã hội, bắt giữ 22 đối tượng, thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng liên quan...

Nắng nóng bao trùm khắp 3 miền

(VnMedia) - Ngày hôm nay (26/4), ở hầu hết các khu vực thuộc Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ đều có nắng nóng. Tại Hà Nội, nhiệt độ cao nhất hôm nay có thể trên 36 độ C…