Căng thẳng ở Đông Bắc Á chỉ có thể hạ nhiệt nếu Mỹ thừa nhận thất bại?

0
0

 - Các chuyên gia khuyến cáo Mỹ nên thừa nhận thất bại trong chiến dịch thuyết phục Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân và tập trung vào các biện pháp giảm thiểu rủi ro và kiểm soát vũ khí.

Triều Tiên hồi đầu tuần trước đã bắn một tên lửa đạn đạo qua Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên Triều Tiên làm như vậy kể từ năm 2017. Động thái này đã nhanh chóng vấp phải sự lên án gay gắt từ Mỹ và các đồng minh. Mỹ và Hàn Quốc đáp trả bằng cách tiến hành các cuộc tập trận chung và bắn tên lửa vào Biển Nhật Bản, trong khi tàu sân bay USS Ronald Reagan, một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ, đã thực hiện một cuộc quay đầu hiếm hoi để quay trở lại vùng biển phía đông bán đảo Triều Tiên sau khi vừa đến đây.

 

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết những động thái quân sự và lời lẽ gây chiến từ Washington, Seoul và Tokyo đã phơi bày một thực tế rằng họ đã hết ý tưởng và lựa chọn để kiềm chế chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Các chuyên gia cho rằng Mỹ và các đồng minh nên tập trung vào việc đồng ý với Bình Nhưỡng về các bước đi nhằm giảm nguy cơ xảy ra xung đột trên bán đảo Triều Tiên, ngay cả khi làm như vậy là chấp nhận ngầm rằng Triều Tiên sẽ tiếp tục sở hữu vũ khí hạt nhân.

Ông Ankit Panda - chuyên gia về vũ khí hạt nhân tại Carnegie Endowment for International Peace ở Washington, cho biết: “Việc Mỹ khăng khăng đòi phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên không chỉ là một thất bại, mà đã biến thành một trò hề”. "Họ thử tên lửa, chúng ta đáp trả, chúng ta tiếp tục cuộc sống của mình", Panda nói. “Triều Tiên đã thắng rồi. Đó là một viên thuốc đắng, nhưng đến một lúc nào đó chúng ta sẽ chấp nhận phải nuốt nó. "

Các quan chức Mỹ và Hàn Quốc cứ khăng khăng nhấn mạnh rằng ngay cả việc ngầm chấp nhận vị thế của Triều Tiên là một quốc gia có vũ khí hạt nhân cũng sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm cho các nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân trên toàn cầu.

Tháng trước, chính quyền của Chủ tịch Kim Jong Un đã sửa đổi học thuyết hạt nhân của Triều Tiên để cho phép tấn công phủ đầu. Chính sách trước đây chỉ cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân trong kịch bản tấn công lần thứ hai.

“Sẽ không bao giờ có bất kỳ tuyên bố nào về việc ‘từ bỏ vũ khí hạt nhân của chúng ta’ hoặc ‘phi hạt nhân hóa’, cũng như không bao giờ có bất kỳ loại đàm phán hoặc thương lượng nào để đáp ứng các điều kiện nói trên từ phía bên kia. Chừng nào vũ khí hạt nhân còn tồn tại trên trái đất và chủ nghĩa đế quốc vẫn còn. . . con đường của chúng tôi hướng tới tăng cường năng lượng hạt nhân sẽ không dừng lại", Chủ tịch Kim đã tuyên bố đầy thách thức như vậy

Bà Jenny Town, giám đốc chương trình 38 North thuộc Trung tâm Stimson ở Washington, nhận định, “cánh cửa cho quá trình phi hạt nhân hóa đã đóng lại”. Bà Town đã chỉ ra rằng cuộc chạy đua vũ trang đang gia tăng ở Đông Á và căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang. Bà nói: “Trong bối cảnh tình hình đang diễn ra như hiện nay, thật là phi thực tế khi nghĩ rằng Triều Tiên sẽ cân nhắc đến việc phi hạt nhân hóa khi mọi người khác, bao gồm cả Hàn Quốc, đang tăng cường trang bị vũ khí”. “Chỉ khi nào các mối quan hệ tốt hơn lên và các xu hướng địa chính trị chuyển dịch theo hướng tích cực hơn thì chúng ta mới có thể nói lại về chương trình hạt nhân. Nhưng điều đó dường như còn quá xa vời”.

Ông Andrei Lankov, giáo sư lịch sử tại Đại học Kookmin ở Seoul và là một chuyên gia nổi tiếng về Triều Tiên, cho rằng: "Thông điệp của Chủ tịch Kim như sau: ‘Chúng tôi có vũ khí hạt nhân, chúng tôi sẽ có chúng mãi mãi và chúng tôi sẽ sử dụng chúng khi chúng tôi thấy thích hợp’."

Ông Lankov lập luận rằng Bình Nhưỡng sẽ không tiếp tục đàm phán chừng nào Washington vẫn khăng khăng đòi thực hiện mục tiêu phi hạt nhân hóa Triều Tiên thậm chí ngay cả đó là mục tiêu của chính sách lâu dài. Trong khi đó, Quốc hội và công chúng Mỹ sẽ không chấp nhận bất cứ kết quả nào kém hơn việc bắt Triều Tiên phải đầu hàng trong vấn đề này. “Công chúng Mỹ muốn chính phủ của họ theo đuổi một giấc mơ nguy hiểm và không thể đạt được, nhưng Triều Tiên đã nói rõ rằng họ sẽ không chơi trò này,” giáo sư Lankov nói.

Có thể nói, căng thẳng ở Đông Bắc Á xung quanh vấn đề hạt nhân của Triều Tiên sẽ còn tiếp tục vòng luẩn quẩn chừng nào Washington và các đồng minh còn khăng khăng đòi Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa. Rõ ràng, Triều Tiên sẽ không bao giờ có ý định từ bỏ vũ khí hạt nhân. Giới phân tích tin rằng, Mỹ cần phải thay đổi chính sách đối với Triều Tiên nếu muốn tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng kéo dài dai dẳng này.

Kiệt Linh

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.