(VNMedia) - Những khoảng thời gian trong năm mà các điều kiện tại địa phương (lượng mưa, nhiệt độ, ánh sáng ban ngày) cho phép cây phát triển bình thường. Những thời điểm như vậy được gọi là “Mùa sinh trưởng".
Hầu hết chúng ta đều biết rằng dự báo thời tiết cũng không đúng cho toàn bộ khu vực của mình. Khí hậu địa phương phản ánh ảnh hưởng của địa hình (đồi và thung lũng), độ cao, hồ và biển làm thay đổi ảnh hưởng chung của các điều kiện khí quyển.
Vùng ven biển
Vùng địa hình này chịu ảnh hưởng điều hòa của thủy vực. Nước có nhiệt dung lớn so với các vật liệu khác nên làm thay đổi nhiệt độ của môi trường xung quanh.
Độ cao
Khí hậu của khu vực chịu tác động, ảnh hưởng bởi độ cao; nhiệt độ có xu hướng giảm 1°C cho mỗi 100m cùng với sự gia tăng độ cao so với mực nước biển. Tác động này được thể hiện rõ nhất qua tần suất tuyết rơi. Điều kiện thời tiết lạnh ở độ cao cao hơn cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến mùa sinh trưởng.
Địa hình
Sự hiện diện của các sườn dốc làm thay đổi khí hậu bằng các đặc điểm và ảnh hưởng với việc thoát khí. Các đặc điểm là kết hợp của độ dốc và hướng dốc. Các sườn dốc hướng về phía Bắc sẽ đón ít ánh sáng mặt trời hơn sườn dốc hướng phía Nam, ta có thể nhận thấy điều này rõ nét khi quan sát tuyết ở các mặt đối diện của thung lũng đông - tây (hoặc các mái nhà trên đường phố), khi các mặt quay về phía bắc vẫn có màu trắng sau khi tuyết đã tan ở mặt còn lại; mặt hướng về phía nam cũng đón ít bức xạ hơn. Những cuộc kiểm tra cho thấy khi áp dụng lý thuyết trên đã cho ra những kết quả khác biệt đáng kể trong sự phát triển của thực vật khi các cây trồng sẽ phát triển tốt hơn trong một trường hợp so với trường hợp còn lại. Thực vật trên các sườn dốc như vậy không chỉ trải qua các mức độ ánh sáng và nhiệt độ khác nhau mà còn có các chế độ nước khác nhau; sườn hướng nam có thể kém thuận lợi hơn đối với một số loại cây vì chúng quá khô.