(VNMedia) - Nhiệm kỳ mới, An Giang đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 kinh tế An Giang thuộc nhóm đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đạt mức trung bình cả nước; đến năm 2030 đạt trên mức trung bình cả nước.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tỉnh chuyển hướng các biện pháp từ cứu trợ sang kích thích, khuyến khích sản xuất - kinh doanh để phục hồi nhanh hoạt động kinh tế bị tổn hại do đại dịch. Đẩy mạnh tuyên truyền nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước trên lĩnh vực KTXH; chương trình hành động của các cấp, ngành, địa phương thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp; sự chủ động, đổi mới, quyết liệt hành động của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, phát huy tinh thần đoàn kết, linh hoạt, vừa thực hiện hiệu quả phòng, chống dịch COVID-19, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển KTXH.
![]() |
Về mục tiêu:
Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất và chế biến. Phát triển hài hoà giữa kinh tế với văn hoá xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.
Phấn đấu đến năm 2025 kinh tế An Giang thuộc nhóm đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đạt mức trung bình cả nước.
Đảng bộ tỉnh An Giang phấn đấu đến năm 2025 kinh tế An Giang thuộc nhóm đầu khu vực ĐBSCL và đạt mức trung bình cả nước; đến năm 2030 đạt trên mức trung bình cả nước. Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, cần có giải pháp căn cơ nhằm đưa kinh tế - xã hội (KTXH) tỉnh nhà phát triển bền vững. Các chỉ tiêu phát triển của tỉnh sẽ được đề cập chi tiết trọng nội dung Vol.42 của Land&Life dưới đây: