Các công ty phương Tây thiệt hại 110 tỷ USD vì các biện pháp trừng phạt Nga

0
0

 - Các công ty về năng lượng và cung cấp các dịch vụ tiện ích công cộng ở Châu Âu phải hứng chịu hơn một nửa tổn thất gây ra từ các biện pháp trừng phạt mà phương Tây tung ra nhằm vào Nga, phân tích của tờ Thời báo Tài chính (FT) đã cho kết quả như vậy.

 

Các công ty lớn của châu Âu đã phải chịu ít nhất 100 tỷ euro (110 tỷ USD) khoản lỗ trực tiếp từ các hoạt động tại Nga do các biện pháp trừng phạt của phương Tây, tờ Thời báo Tài chính mới đây đưa tin.

Cuộc khảo sát của tờ Thời báo Tài chính về báo cáo thường niên và báo cáo tài chính năm 2023 của 600 tập đoàn châu Âu cho thấy 176 công ty đã ghi nhận sự suy giảm tài sản, các khoản phí liên quan đến ngoại hối và các chi phí phát sinh khác do bán, đóng cửa hoặc cắt giảm hoạt động của các doanh nghiệp có trụ sở tại Nga.

Tờ Thời báo Tài chính lưu ý rằng con số tổng hợp không bao gồm các tác động kinh tế vĩ mô gián tiếp từ cuộc xung đột Ukraine như chi phí năng lượng và hàng hóa cao hơn, đồng thời cho biết thêm rằng cuộc chiến ở Ukraine đã làm gia tăng lợi nhuận cho các công ty năng lượng và quốc phòng.

Báo cáo lưu ý rằng các khoản bút toán giảm và chi phí lớn nhất được ghi nhận trong lĩnh vực năng lượng, chỉ riêng với ba gã khổng lồ năng lượng – BP, Shell và TotalEnergies – báo cáo tổng chi phí là 45 tỷ đô la (USD).

Tuy nhiên, tờ Thời báo Tài chính viết: “Các khoản lỗ thấp hơn nhiều so với doanh thu đạt được nhờ giá dầu và khí đốt tăng cao hơn. Điều này đã giúp các tập đoàn báo cáo tổng lợi nhuận bội thu khoảng 104 tỷ USD vào năm ngoái”.  Ngoài ra, cổ phiếu của các công ty quốc phòng đã tăng lên nhờ cuộc xung đột Nga-Ukraine, tờ Thời báo Tài chính cho biết thêm.

Theo cuộc khảo sát, các công ty tiện ích đã bị thiệt hại trực tiếp 16 tỷ USD, trong khi các công ty công nghiệp, bao gồm cả các nhà sản xuất ô tô, đã chịu khoản lỗ 15 tỷ đô la. Các công ty tài chính bao gồm ngân hàng, công ty bảo hiểm và công ty đầu tư, đã ghi nhận thiệt hại hơn 19 tỷ đô la tiền khấu trừ và các khoản phí khác.

Báo cáo cũng trích dẫn dữ liệu từ Trường Kinh tế Kiev cho thấy hơn 50% trong số 1.871 thực thể thuộc sở hữu của châu Âu ở Nga trước xung đột vẫn đang hoạt động ở nước này. Trong số các thực thể này có UniCredit của Ý, Raiffeisen của Áo, Nestle của Thụy Sĩ và Unilever của Vương quốc Anh...

Các nhóm vẫn đang hoạt động ở Nga đang tham gia một canh bạc rủi ro cao, nhà nghiên cứu Anna Vlasyuk của KSE tuyên bố. Nhà nghiên cứu này đã nói với tờ Thời báo Tài chính rằng các quy định chặt chẽ hơn mà Moscow đưa ra cho các công ty nước ngoài muốn rút khỏi thị trường Nga đã khiến các công ty này “có khả năng bị sung công và việc rút ra bất kỳ khoản cổ tức nào từ các doanh nghiệp đó là gần như không thể.”

Theo các nhà phân tích của Đại học Yale, sau khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, hơn 1.000 công ty phương Tây đã rời bỏ thị trường Nga do bị áp lực bởi các biện pháp trừng phạt. Kết quả là Nga buộc phải chuyển hướng sang các đối tác khác ngoài phương Tây, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ.

Thống kê cho thấy các công ty Trung Quốc đã lấp đầy thành công khoảng trống mà các thương hiệu phương Tây để lại. Trung Quốc đang cạnh tranh với Ấn Độ với tư cách là người mua dầu lớn nhất của Nga và đã vượt qua Liên minh Châu Âu (EU) để trở thành nhà nhập khẩu nông sản hàng đầu của Nga.

Thương mại Nga-Trung tăng gần 1/3 vào năm 2022, đạt 185 tỷ USD, đưa Moscow trở thành nước dẫn đầu trong số 20 đối tác lớn nhất của Bắc Kinh về tăng trưởng thương mại. Các quan chức của cả hai nước cho biết mục tiêu kim ngạch 200 tỷ USD do Moscow và Bắc Kinh đặt ra cho năm 2024 có thể đạt được sớm hơn dự kiến.

Kiệt Linh

Ý kiến bạn đọc


Khởi động Chương trình Tăng tốc Chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam

(VnMedia) - Cisco cho biết sẽ triển khai các dự án thí điểm nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong cơ sở hạ tầng quốc gia, khu vực công và hệ sinh thái doanh nghiệp tại Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình Tăng tốc chuyển đổi số quốc gia - CDA (Country Digital Acceleration).

Giá vàng thế giới tăng mạnh, vàng nhẫn tròn trơn tiến gần mốc 76 triệu đồng/lượng

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (21/6), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã tiếp tục tăng mạnh tới gần 31 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu vẫn đang niêm yết ở mức gần 76 triệu đồng/lượng.

Tin tặc giả mạo thông báo lỗi Google Chrome, Word để lừa người dùng

(VnMedia) - Một chiến dịch phát tán mã độc mới đang giả mạo các thông báo lỗi của Google Chrome, Word và OneDrive để lừa người dùng chạy các tập lệnh PowerShell độc hại nhằm cài đặt phần mềm độc hại.

Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo cho vay tiền qua iCloud

(VnMedia) - Dịch vụ cho vay tiền qua iCloud ngày càng nở rộ bởi việc xác minh thông tin khách hàng và thủ tục vay tiền không quá phức tạp. Tuy nhiên, khách hàng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro, nhất là chiêu trò cho vay nặng lãi “biến tướng”...

Giá vàng nhẫn tròn trơn tăng theo thế giới

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (20/6), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã tiếp tục tăng phiên thứ 2. Trong nước, cuối phiên giao dịch chiều qua (19/6), giá vàng nhẫn tròn trơn của thương hiệu Bảo Tín Minh Châu vẫn đang niêm yết ở mức gần 76 triệu đồng/lượng.