Lạm phát dự báo tăng 3,9-4,8% trong năm 2023

0
0

- Bộ Tài chính đã đưa ra ba kịch bản lạm phát quý II/2023 và các tháng còn lại của năm 2023. Theo đó, Bộ Tài chính dự báo CPI bình quân năm 2023 tăng trong khoảng 3,9 - 4,8%.

Ban Chỉ đạo điều hành giá vừa họp đánh giá về công tác điều hành giá quý I/2023. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái- Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp với sự tham gia của các Bộ, ngành.

Báo cáo tại cuộc họp, Bộ Tài chính cho biết, trong quý I/2023, mặc dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn, lo ngại áp lực lạm phát có thể ảnh hưởng đến thu nhập và người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, nhu cầu tiêu dùng đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng may mặc, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình giảm nhiều trong hai tháng vừa qua do người dân chủ yếu tập trung mua sắm các mặt hàng này trong giai đoạn trước Tết.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý I/2023, CPI ước tăng khoảng 4,2%-4,3% so với cùng kỳ năm 2022. Diễn biến lạm phát cơ bản cho thấy đang có xu hướng giảm tốc, trừ tháng 1/2023 trùng với dịp Tết Nguyên đán nên xu hướng tăng cao.

Trong quý I/2023, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng khoảng 7,2% do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá nhà thuê tăng, tác động làm CPI quý I/2023 tăng khoảng 1,4%. Giá các mặt hàng thực phẩm tăng khoảng 4,5% chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán tăng, tác động làm chỉ số CPI tăng khoảng 1 %. Học phí giáo dục tăng khoảng 11% do một số địa phương đã kết thúc chính sách miễn, giảm học phí để chia sẻ khó khăn với người dân trong đại dịch trong năm học 2021-2022, tác động làm CPI tăng khoảng 0,6%...là những nguyên nhân làm tăng CPI.

 

Theo Bộ Tài chính, những nguyên nhân giúp cho CPI giảm áp lực trong thời gian qua có thể kể đến giá xăng dầu trong nước giảm khoảng 11% theo giá thế giới, tác động làm CPI quý I/2023 giảm khoảng 0,4%; Giá gas trong nước giảm khoảng 1,8% theo giá thế giới, tác động làm CPI giảm khoảng 0,03%; Chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm khoảng 0,3%, tác động làm CPI giảm khoảng 0,01%.

Ba kịch bản được đề xuất

Theo đại diện Bộ Tài chính, từ nay đến cuối năm còn nhiều yếu tố đan xem làm tăng/giảm áp lực lên mặt bằng giá. Hiện nay, giá năng lượng và các vật tư chiến lược được dự báo vẫn còn nhiều biến động phức tạp do tác động từ diễn biến xung đột chính trị - quân sự Nga – Ukraina và sự phân cực trong quan hệ giữa các nước lớn có xu hướng gia tăng trở lại cùng tác động từ sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc. 

Căn cứ diễn biến giá dầu thô và giá dầu thành phẩm thế giới, Bộ Công Thương dự báo giá bình quân dầu thô thế giới trong quý II/2023 sẽ dao động ở mức 85 – 95 USD/thùng, tương ứng dự báo giá thành phẩm các mặt hàng xăng dầu sẽ ở mức 90 – 100 USD/thùng đối với các mặt hàng xăng, dầu diesel, mức này giảm khoảng 26,15% - 39,39% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo đó, giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý sẽ tiếp tục thực hiện theo lộ trình như: giá dịch vụ giáo dục, giá dịch vụ khám chữa bệnh, giá điện, giá sách giáo khoa, giá dịch vụ vận chuyển hàng không sẽ gây áp lực không nhỏ lên mặt bằng giá.

Tổng cục Thống kê ước tính nhóm dịch vụ giáo dục sẽ làm CPI năm 2023 tăng khoảng 0,82-1,09%; Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc nhóm dịch vụ sự nghiệp công thực hiện lộ trình thị trường trong năm 2023 ước làm CPI chung tăng khoảng 0,16-0,25%; Giá dich vụ vận chuyển hàng không ước tác động đến chỉ số CPI 2023 khoảng 0.07%. Bên cạnh đó, giá điện, giá sách giáo khoa, chương trình hỗ trợ phục hồi, giải ngân đầu tư công của Chính phủ, dịch vụ du lịch... dự kiến sẽ gây áp lực lên mặt bằng giá trong những tháng còn lại của năm.

Tuy nhiên, cũng còn một số yếu tố giảm áp lực lên mặt bằng giá, như nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm trên thị trường hiện vẫn dồi dào. Triển vọng kinh tế thế giới chậm lại và lạm phát toàn cầu có thể hạ nhiệt trong năm 2023 có thể giúp Việt Nam giảm bớt áp lực lạm phát, đồng thời giúp cải thiện yếu tố tâm lý, kỳ vọng, hỗ trợ kiểm soát lạm phát năm 2023…

Bộ Tài chính cũng đưa ra ba kịch bản lạm phát quý II/2023 và các tháng còn lại của năm 2023. Với 3 kịch bản trên, Bộ Tài chính dự báo CPI bình quân năm 2023 tăng trong khoảng 3,9 - 4,8%. Tổng cục Thống kê dự báo CPI bình quân trong khoảng 3,8% - 4,8%. Ngân hàng nhà nước Việt Nam dự báo lạm phát bình quân năm 2023 tăng trong khoảng 4,3 ± 0,5%.

Theo ước tính của Bộ Tài chính, nếu kịch bản CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì trong 9 tháng còn lại, CPI mỗi tháng còn dư địa tăng 0,52% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm 2023 khoảng 4,5%.

Minh Ngọc


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.