Indonesia thúc đẩy ASEAN thành trung tâm tăng trưởng toàn cầu

0
0

Chiến lược chính của Indonesia nhằm thúc đẩy hội nhập và khả năng cạnh tranh để đưa ASEAN thành trung tâm tăng trưởng là thông qua chuyển đổi kỹ thuật số, đàm phán Thỏa thuận khung kinh tế số.

 (Nguồn: AFP/TTXVN)
 (Nguồn: AFP/TTXVN)

Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto cho biết khu vực ASEAN có đủ nguồn lực để trở thành trung tâm tăng trưởng kinh tế thế giới với GDP đạt 3.360 tỷ USD vào năm 2021, đứng thứ 5 thế giới, và dân số hơn 650 triệu người.

Ngày 15/3, ông Airlangga cho hay thương mại của ASEAN với các nước đối tác cũng đã gia tăng đáng kể, đạt 34% trong thập kỷ qua.

Trong khi đó, vốn đầu tư nước ngoài vào ASEAN năm 2021 đã đạt 179 tỷ USD. Phần lớn các nước ASEAN cũng ghi nhận lạm phát thấp hơn mức trung bình toàn cầu.

Bộ trưởng cao cấp này cũng nhắc lại rằng Indonesia - với tư cách là Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2023 - đã xác định 16 Mục tiêu kinh tế ưu tiên (PED) được chia thành 3 động lực chiến lược là phục hồi-tái thiết, kinh tế kỹ thuật số, và phát triển bền vững.

Chiến lược chính của Indonesia nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế và khả năng cạnh tranh để biến ASEAN thành trung tâm tăng trưởng là thông qua chuyển đổi kỹ thuật số, bằng cách mở rộng giao dịch nội tệ và QRIS, đồng thời đẩy nhanh đàm phán Thỏa thuận khung kinh tế kỹ thuật số (DEFA).

Bộ trưởng Airlangga cho rằng để khuyến khích tăng cường các thành tựu nói trên, ASEAN cần tận dụng nhiều cơ hội hợp tác kinh tế trong khu vực, cả dưới hình thức hiệp định thương mại tự do (FTA) ASEAN+1 và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Ông Airlangga nhấn mạnh: “RCEP - được Indonesia khởi xướng vào năm 2011 - đã tạo ra một sức mạnh kinh tế mới, với tiềm năng đưa RCEP trở thành khu vực công nghiệp cạnh tranh trên thế giới.”

Bên cạnh đó, ASEAN cần tăng cường kết nối đường không và đường biển, khuyến khích hiện thực hóa Mạng lưới điện ASEAN và thúc đẩy an ninh lương thực thông qua việc củng cố chuỗi cung ứng và hệ thống logistics khu vực. Cụ thể, cần hợp tác liên ngành để đảm bảo an ninh lương thực đồng thời xây dựng cơ chế củng cố hệ thống cảnh báo sớm.

Theo ông Airlangga, ASEAN cần thúc đẩy chương trình nghị sự bền vững thông qua việc phát triển năng lượng tái tạo xuyên ASEAN như năng lượng mặt trời và thủy điện, hệ sinh thái xe điện và khuôn khổ kinh tế xanh khu vực.

Ngoài ra, Indonesia cũng đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển khu vực bền vững thông qua Diễn đàn ASEAN-Ấn Độ Dương Thái Bình Dương (AIPF), trong đó, lĩnh vực công, lĩnh vực tư và toàn cầu sẽ được mời tham gia các dự án trong khu vực nhằm hỗ trợ cơ sở hạ tầng xanh, tăng cường chuỗi cung ứng, chuyển đổi số và kinh tế sáng tạo, cũng như tài chính đổi mới và bền vững./.

 (theo TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/indonesia-thuc-day-asean-thanh-trung-tam-tang-truong-toan-cau/851558.vnp

 


Ý kiến bạn đọc


Cảnh giác với loạt mã độc đánh cắp thông tin và trojan ngân hàng

(VnMedia) - Tin tặc đang lạm dụng GitHub và FileZilla để phát tán phần mềm độc hại Cocktail, một loạt mã độc đánh cắp thông tin và trojan ngân hàng...

Giá vàng đang tăng nhanh, vàng nhẫn tròn trơn giữ ở mức cao

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (21/5 - theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại thị trường New York tiếp tục tăng gần 8 USD/ounce. Trong nước, giá vàng nhẫn tròn trơn cũng giữ ở mức gần 78 triệu đồng/lượng khi chốt phiên làm việc cuối ngày hôm qua (20/5).

"0888000666 - Đầu số gia hạn thanh toán duy nhất của VNPT Hà Nội

(VnMedia) - Từ 1/4/2024 hưởng ứng công tác chuyển đổi số Quốc Gia, VNPT Hà Nội cho ra mắt đầu số gọi mời gia hạn thanh toán với một đầu số duy nhất - 0888000666. 

Cảnh báo trang facebook giả mạo Cao đẳng Cảnh sát nhân dân hỗ trợ lấy lại tiền lừa đảo

(VnMedia) - Công an TP Hà Nội cho biết, thời gian cần đây, trên mạng xã hội facebook xuất hiện tài khoản giả mạo Cao đẳng Cảnh sát nhân dân hỗ trợ giúp đỡ các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng.

Các lỗ hổng bộ định tuyến D-Link đang bị tin tặc khai thác trong thực tế

(VnMedia) - Thứ Năm tuần trước, cơ quan An ninh cơ sở hạ tầng và an ninh mạng Mỹ (CISA) đã bổ sung hai lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng đến bộ định tuyến D-Link vào danh mục Các lỗ hổng bị khai thác đã biết (KEV).