Ngày 25/2, Nga tuyên bố ngừng cung cấp dầu qua đường ống Druzhba cho Ba Lan. Tuy nhiên, nhà máy lọc dầu Ba Lan cho biết chỉ 10% nguồn cung của nước này đến từ Nga và sẽ đang thay thế bằng nguồn khí đốt khác.
Ảnh: The Week |
Ngay sau khi Nga tuyên bố ngừng cung cấp dầu cho Ba Lan thông qua đường ống Druzhba, ông Daniel Obajtek, Giám đốc điều hành của nhà máy lọc dầu Ba Lan PKN Orlen cho biết Ba Lan đã chuẩn bị giải pháp cho hành động này, cơ quan này cũng nhấn mạnh chỉ có 10% dầu thô đến từ Nga qua đường ống này và Ba Lan sẽ đảm bảo nguồn cung theo kế hoạch từ nguồn khí đốt khác.
Theo các báo cáo, tập đoàn PKN Orlen cho biết họ có thể cung cấp đầy đủ cho các nhà máy lọc dầu của mình qua đường biển và việc ngừng hoạt động cung cấp sẽ không ảnh hưởng đến việc cung cấp xăng, dầu diesel cho khách hàng.
Đường ống Druzhba đã được miễn trừ khỏi các biện pháp trừng phạt mà Liên minh châu Âu đã áp đặt lên Nga từ khi cuộc xung đột nổ ra. Đường ống Druzhba cung cấp dầu cho Ba Lan, Đức, Hungary, Cộng hòa Séc và Slovakia và đã được loại trừ khỏi các biện pháp trừng phạt mà Liên minh châu Âu đã áp đặt lên Nga để hỗ trợ các quốc gia phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga. Tập đoàn này cũng ngừng mua dầu và nhiên liệu của Nga qua đường biển sau khi cuộc xung đột nổ ra và Liên minh Châu Âu cấm vận nguồn cung đường biển từ Nga. Danh mục cung cấp của công ty hiện bao gồm dầu từ Tây Phi, Địa Trung Hải và Mexico.
Theo báo cáo, Ba Lan nhập khẩu 72% dầu và 45% khí đốt từ Nga. Trong số các nước thuộc Liên minh châu Âu, Slovakia là nước phụ thuộc nhiều nhất vào Nga về nhu cầu năng lượng. Trên thực tế, so với đa số các quốc gia châu Âu, Ba Lan đã có một sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng về việc tự chủ năng lượng, nước này cũng đã khánh thành một trạm khí đốt có công suất chứa lên đến 6,5 tỷ mét khối trên biển Baltic, đồng thời cũng tích cực mở rất nhiều đường ống dẫn khí kết nối với các quốc gia láng giềng./.
(theo VOV)
https://vov.vn/the-gioi/nga-bat-ngo-cat-nguon-cung-cap-dau-cho-ba-lan-post1004068.vov