G-20 họp bàn cách giải quyết các mối đe dọa kinh tế toàn cầu

0
0

 - Các nhà lãnh đạo tài chính của Nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu sẽ tập trung tại trung tâm công nghệ Bengaluru ở miền nam Ấn Độ trong tuần này để giải quyết vô số thách thức đặt ra đối với tăng trưởng và ổn định toàn cầu, bao gồm cả lạm phát tăng cao và nợ gia tăng.

 

Ấn Độ đăng cai tổ chức hội nghị tài chính G-20 lần đầu tiên sau 20 năm. Cuối năm nay, Ấn Độ sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của các nền kinh tế G-20. Các cuộc họp quan trọng này mang đến cho quốc gia đông dân thứ hai thế giới cơ hội thể hiện sự đi lên của mình với tư cách là một cường quốc kinh tế và vị thế là nước đi đầu trong các quốc gia đang phát triển.

Cuộc họp tuần này của Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của các nước thành viên G20 diễn ra chỉ một năm sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, tạo ra một loạt cú sốc đối với nền kinh tế thế giới, chủ yếu trong số đó là tình trạng lạm phát leo lên các mức cao nhất trong hàng thập kỷ. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen dự kiến ​​​​sẽ có bài phát biểu về những tác động kinh tế toàn cầu gây ra từ cuộc chiến ở Ukraine trong các cuộc họp G-20.

Ấn Độ là một trong những quốc gia duy trì lập trường cân bằng, thận trọng giữa các nước phương Tây và Nga, mong muốn khẳng định thêm ảnh hưởng toàn cầu nhưng cảnh giác với việc bị lôi kéo vào các cuộc đối kháng khi nền kinh tế của họ được hưởng lợi từ việc mua dầu thô giảm giá từ Nga.

“Ấn Độ có vai trò lãnh đạo ngày càng tăng trên toàn cầu,” Bộ trưởng Thông tin Ấn Độ Anurag Thakur hôm qua (22/2) đã phát biểu như vậy đồng thời nhắc lại lập trường của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi về việc “thời đại ngày nay không phải là chiến tranh. Đối thoại và thảo luận là cách duy nhất để tiến lên.”

Với tư cách là chủ nhà của hơn 200 cuộc họp G20 tại 28 thành phố trước hội nghị thượng đỉnh vào tháng 11, Thủ tướng Modi dự kiến ​​sẽ tận dụng vai trò đó để đánh bóng vị thế của Ấn Độ với tư cách là một nhà lãnh đạo trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và đóng vai trò là cầu nối giữa lợi ích của các nước công nghiệp hóa và các nước đang phát triển.

Bộ trưởng Thakur cho biết: “Chúng tôi không có các nguồn lực như các nước phát triển nhưng với các nguồn lực tối thiểu của mình, chúng tôi cũng đã đạt được rất nhiều thành tựu trong các lĩnh vực như vũ trụ và năng lượng tái tạo như hydro xanh”.

Đây là một ưu tiên cấp bách, do tầm quan trọng ngày càng tăng của các nền kinh tế mới nổi đối với tăng trưởng toàn cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước (IMF) ước tính rằng chỉ riêng Ấn Độ và Trung Quốc sẽ đóng góp hơn một nửa tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay, các nước châu Á khác đóng góp 1/4 vào sự tăng trưởng đó bằng tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 6% đến 7%.

Nền kinh tế Ấn Độ được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 6,1% trong năm nay sau khi tăng trưởng 6,8% trong năm ngoái, IMF cho biết trong một báo cáo được công bố hồi đầu tuần.

“Các điều kiện khó khăn ở cấp độ kinh tế vĩ mô đã phần nào giảm bớt nhưng tỷ lệ lạm phát vẫn còn cao. Trong tình huống này, sự phối hợp giữa các nền kinh tế lớn là rất quan trọng,” ông Ajay Seth - một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Ấn Độ đã nói như vậy với các phóng viên hôm 21/4.

Thành phố Bengaluru là trung tâm công nghệ và khởi nghiệp của Ấn Độ. Ban đầu thành phố này được công nhận là một trung tâm gia công phần mềm nhưng giờ đây nó là cái tên quen thuộc đối với các doanh nhân và công ty công nghệ thông tin. Tuy nhiên, thành phố Bengaluru đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng quy hoạch kém. Năm ngoái, nó đã trải qua trận lũ lụt nghiêm trọng, một phần do sự nóng lên toàn cầu, gây thiệt hại ước tính 30 triệu USD.

Việc cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị sẽ được đưa ra trong các cuộc gặp gỡ tuần này - cuộc họp đầu tiên trong bốn cuộc họp Bộ trưởng Tài chính G-20 dự kiến ​​diễn ra trong năm nay tại Ấn Độ.

G20 bao gồm các nền kinh tế lớn nhất thế giới và có một chủ tịch luân phiên. Năm ngoái, Indonesia là chủ nhà và năm tới Brazil sẽ tiếp quản, tiếp theo là Nam Phi vào năm 2025.

Ở các quốc gia như Ấn Độ, G20 được coi là đối trọng với nhóm các nền kinh tế giàu có hơn – G7.

Tại các cuộc họp ở Bengaluru sắp tới, các quan chức sẽ thảo luận về một loạt vấn đề liên quan đến tài chính khí hậu, tìm kiếm sự đồng thuận trong việc điều chỉnh các loại tiền kỹ thuật số, các vấn đề thuế toàn cầu và các ưu tiên tài chính khác.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen và các quan chức khác cho biết họ cũng sẽ thảo luận về rủi ro gánh nặng nợ nần cho nhiều quốc gia sau những nỗ lực tốn kém để giảm bớt những tác động tồi tệ nhất của đại dịch COVID-19. Những tai ương đó càng trở nên sâu sắc hơn khi hóa đơn nhập khẩu của các quốc gia tăng cao do giá lương thực, dầu và phân bón tăng cao kéo dài và đồng tiền suy yếu.

 

Kiệt Linh

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.