Lỗ lũy kế hàng chục tỷ, Xuân Thiện Ninh Bình thế chấp hàng loạt ô tô, máy móc tại Sacombank SBL

0
0

 - Xuân Thiện Ninh Bình, công ty của anh trai bầu Thụy liên tục thua lỗ trong nhiều năm và phải thế chấp hàng loạt ô tô, máy móc tại Sacombank SBL.

Trụ sở Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình

Đế chế của anh trai bầu Thụy

Xuân Thiện Group là một trong những tên tuổi hàng đầu của Ninh Bình do ông Nguyễn Xuân Thành sáng lập. Tiếp nối thành công rực rỡ của cha, các con ông Xuân Thành bao gồm ông Nguyễn Văn Thiện, ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy) và ông Nguyễn Xuân Thụy đã có những cơ ngơi riêng cho mình.

Với việc từng tham gia tài trợ bóng đá, ông Nguyễn Đức Thụy nổi tiếng nhất với biệt danh bầu Thụy. Không được biết đến nhiều em trai mình nhưng ông Nguyễn Văn Thiện cũng đã xây dựng được cơ nghiệp vững chắc và rộng lớn.

Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình là hạt nhân của Xuân Thiện Group và cũng là “đứa con” đáng kể nhất của ông Nguyễn Văn Thiện. 

Mặc dù có ngành nghề chính là “Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác” nhưng Xuân Thiện Ninh Bình góp mặt ở nhiều lĩnh vực, nhất là năng lượng.

Xuân Thiện Ninh Bình là cổ đông sáng lập của CTCP EA Súp 1, 3, 5 và Công ty TNHH Xuân Thiện Đắk Lắk – những doanh nghiệp có liên quan tới cụm 5 nhà máy điện mặt trời, tổng công suất 600MW, vốn đầu tư hơn 16.500 tỷ đồng.

Xuân Thiện Ninh Bình còn là công ty mẹ của Công ty cổ phần Xuân Thiện Thuận Bắc, chủ đầu tư Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện Thuận Bắc giai đoạn 2, tại xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.

Doanh nghiệp này cũng là cổ đông sáng lập của Công ty cổ phần Xuân Thiện Nam Định, đơn vị phát triển dự án cảng biển chuyên dùng Xuân Thiện Nam Định và dự án Nhà máy Thép Xanh số 1 Xuân Thiện Nam Định.

Doanh nhân Nguyễn Văn Thiện

Lỗ lũy kế hàng chục tỷ, âm nặng dòng tiền

Xuân Thiện Ninh Bình thành lập ngày 16/12/2005. Mặc dù có trong tay loạt dự án có vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng nhưng Xuân Thiện Ninh Bình lại đang cho thấy dấu hiệu đuối sức trong thời gian qua.

Năm 2021, các chỉ tiêu kinh doanh chính của công ty đều đi lùi. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 251 tỷ đồng, tương đương 22,9% so với năm 2020. Kết quả là lỗ sau thuế tăng gần gấp 10 lên 22,6 tỷ đồng. Tính tới ngày 31/12/2021, công ty gánh lỗ lũy kế 31,1 tỷ đồng. 

Đáng chú ý, dù có quy mô vốn điều lệ lên tới 3.570 tỷ đồng và doanh thu hàng trăm, ngàn tỷ đồng nhưng lượng tiền mặt của Xuân Thiện Ninh Bình vô cùng khiêm tốn. Hồi cuối năm 2021, tiền và các khoản tương đương tiền của công ty chỉ là 2,5 tỷ đồng, giảm 9,3 tỷ đồng, tương đương 78,8% so với hồi đầu năm.

Kết quả là công ty âm nặng dòng tiền. Tại ngày 31/12/2021, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 573 tỷ đồng. 

Tài sản của công ty tập trung ở các khoản phải thu và đầu tư tài chính dài hạn. Phải thu ngắn hạn lên tới 1.476 tỷ đồng, tăng 408 tỷ đồng, tương đương 38,2%; đầu tư tài chính dài hạn tăng mạnh từ 2.204 tỷ đồng lên 3.229 tỷ đồng.

Sacombank SBL rót vốn

Nợ nần tại Xuân Thiện Ninh Bình không quá cao. Thế nhưng, khả năng thanh toán của doanh nghiệp gặp vấn đề khi nợ ngắn hạn vượt xa tài sản ngắn hạn.

Cụ thể, hồi cuối năm 2021, nợ phải trả tại Xuân Thiện Ninh Bình là 2.930 tỷ đồng, chiếm 45,3% tổng tài sản. Thế nhưng, toàn bộ nợ lại nằm ở ngắn hạn. Trong khi đó, tài sản ngắn hạn chỉ là 1.681 tỷ đồng.

Như vậy, hệ số khả năng thanh toán hiện thời (tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn) chỉ là 0,57.

Theo lý thuyết kế toán, hệ số này nhỏ hơn 1 thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn. 

Tuy nhiên, sang năm 2022, công ty vẫn được ngân hàng và tổ chức tín dụng liên tục rót thêm vốn. 

Năm 2022, Công Ty TNHH MTV Cho Thuê Tài Chính Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank SBL) Chi nhánh Hà Nội đã ký 4 hợp đồng tín dụng với Xuân Thiện Ninh Bình. Tài sản đảm bảo là nhiều máy móc phục vụ cho hoạt động xây dựng và ô tô.

PV

Ý kiến bạn đọc


VNPT và hành trình bền bỉ vì Nhân tài Việt Nam

(VnMedia) - Nhân tài Đất Việt là Giải thưởng duy nhất do một Tập đoàn Kinh tế Nhà nước đồng tổ chức và tài trợ chính trong suốt gần 20 năm qua - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Chỉ số ít tổ chức tại Việt Nam sẵn sàng đối phó với rủi ro về an ninh mạng ngày càng gia tăng

(VnMedia) - Chỉ có 6% tổ chức tại Việt Nam đạt được mức độ sẵn sàng ‘trưởng thành’ cần thiết để đối phó với những rủi ro về an ninh mạng ngày nay, theo Chỉ số Sẵn sàng An ninh mạng 2024 của Cisco.

Chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội: Nhiều lợi ích thiết thực cho người dân

(VnMedia) - Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thường xuyên nâng cấp hệ thống, tiện ích để cung ứng các nền tảng thanh toán liên thông, cho phép xử lý tức thời và vận hành 24/7 để đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp...

Bài học quan trọng từ vụ hack mật khẩu của Microsoft: Bảo mật mọi tài khoản!

(VnMedia) - Vụ hack vào Microsoft như một lời cảnh tỉnh cho các tổ chức ưu tiên triển khai bảo mật cho mọi tài khoản người dùng, nó cũng chỉ ra sự cần thiết của các biện pháp bảo vệ mật khẩu.

Thủ tướng: Có cơ sở dữ liệu lớn thì mới có trí tuệ nhân tạo

(VnMedia) - Trao đổi, đối thoại với thanh niên về giải pháp thể chế, công nghệ để thực hiện đồng bộ cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi số, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Cơ sở dữ liệu rất quan trọng với chuyển đổi số, có cơ sở dữ liệu lớn thì mới có trí tuệ nhân tạo.