Giám đốc IMF: Chia rẽ thương mại có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 1,4 nghìn tỷ USD

0
0

 - Người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, việc tăng cường các rào cản thương mại đối với Trung Quốc và các nước khác trong năm qua có thể khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 1,4 nghìn tỷ USD, bên cạnh những thiệt hại nghiêm trọng gây ra từ cuộc chiến ở Ukraine.

Giám đốc IMF Kristalina Georgieva
Giám đốc IMF Kristalina Georgieva

Giám đốc IMF Kristalina Georgieva đã nói với Stephen Engle của Bloomberg Television trong một cuộc phỏng vấn ở Bangkok hồi cuối tuần vừa rồi rằng: “Điều tôi hy vọng được chứng kiến là sẽ có một số đảo ngược trong chính sách ngăn chặn nhằm vào Trung Quốc và trên toàn cầu. “Thế giới sẽ mất 1,5% tổng sản phẩm quốc nội chỉ vì sự chia rẽ - một cuộc chia rẽ có thể chia chúng ta thành hai khối thương mại. Con số thiệt hại sẽ là 1,4 nghìn tỷ đô la.”

Đối với châu Á, tổn thất tiềm ẩn có thể tồi tệ gấp đôi, tương đương hơn 3% GDP, do khu vực này hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, bà Georgieva đã cho biết như vậy bên lề cuộc họp của các nhà lãnh đạo kinh tế của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) trong tuần vừa rồi. Giám đốc IMF Georgieva cho biết, mặc dù điều đó sẽ gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu, nhưng yếu tố lớn nhất làm tổn hại đến tăng trưởng toàn cầu vẫn là cuộc chiến ở Ukraine. Bà nói: “Yếu tố gây tổn hại lớn nhất cho nền kinh tế thế giới là chiến tranh. “Chiến tranh kết thúc càng sớm càng tốt.”

IMF cũng cảnh báo rằng lạm phát đang ảnh hưởng nặng nề nhất đến các nước đang phát triển, kêu gọi các ngân hàng trung ương tiếp tục đấu tranh để giảm tốc độ tăng giá và đưa ra một số hoạt động cứu trợ, đặc biệt là về chi phí lương thực. Đồng đô la tăng giá ở mức hai con số từ đầu năm đến nay đang tiếp tục gây đau đầu cho các thị trường mới nổi khi các nhà đầu tư đổ xô tìm đến các tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh có những dấu hiệu cho thấy phần lớn nền kinh tế toàn cầu có thể đang tiến tới suy thoái.

Bà Georgieva cho rằng các nước châu Á phải cùng nhau vượt qua tình trạng chia rẽ để duy trì tăng trưởng, đặc biệt là trước vô số cú sốc kinh tế khác do Covid-19, chiến tranh ở Ukraine và chi phí sinh hoạt gia tăng.

“Đổ thêm dầu vào lửa”

“Nếu chúng ta thêm vào những yếu tố trên là sự chia rẽ trong nền kinh tế thế giới thì điều đó chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa. Không ai được hưởng lợi từ đó”, nữ Giám đốc IMF nhấn mạnh.

Tuy nhiên, bà Georgieva cho biết các quốc gia ở châu Á được trang bị tốt hơn nhiều để đối mặt với những cú sốc kinh tế nhờ vào nguồn dự trữ đáng kể và sự hợp tác trong khu vực.

Về nguy cơ gia tăng nợ công ở các nước đang phát triển, bà Georgieva cho biết IMF “chưa hoảng hốt nhưng đã cảnh giác”. Khoảng 25% các thị trường mới nổi đang trong tình trạng túng quẫn, trong khi 60% các quốc gia có thu nhập thấp đang hoặc gần kiệt quệ vì nợ nần. Bà khuyến khích các quốc gia đang gặp khó khăn do chi phí trả nợ bằng đồng đô la ngày càng tăng và môi trường kinh tế toàn cầu hãy hành động trước và tìm kiếm sự giúp đỡ sớm từ quỹ.

Bangladesh là nền kinh tế mới nhất đạt được thỏa thuận với IMF trong bối cảnh dự trữ ngoại hối đang giảm dần. Thỏa thuận này đảm bảo khoản vay 4,5 tỷ USD cho Bangladesh. Khoản vay này phải được sự chấp thuận của ban quản lý và hội đồng quản trị IMF ​​trong những tuần tới.

Bộ phận nghiên cứu của IMF vào đầu tuần trước đã đưa ra dự báo về triển vọng kinh tế toàn cầu, nói rằng những khó khăn là “rất lớn”. Tháng trước, quỹ này đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm tới xuống 2,7%, thấp hơn nhiều so với mức 3,8% mà quỹ dự đoán hồi tháng Giêng.

Tính toán của IMF cho thấy khoảng 1/3 nền kinh tế thế giới sẽ có ít nhất hai quý liên tiếp bị thu hẹp trong năm nay và năm tới, và sản lượng bị mất cho đến năm 2026 sẽ là 4 nghìn tỷ USD.

Georgieva chỉ ra những khó khăn đặc biệt mà Liên minh châu Âu phải đối mặt vì cuộc chiến ở Ukraine. Bà nói: “Ở châu Âu, tình hình khó khăn hơn vì tác động của cuộc chiến ở Ukraine là rất lớn. “Một nửa EU ít nhất có thể bị suy thoái vào năm tới.”

Kiệt Linh

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Những giọt nước mắt rơi khi xem Lễ truy điệu Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất

Trưa 26/7, tại Hội trường Thống Nhất, nhiều người dân sau khi đến viếng tại Hội trường Thống Nhất đã ở lại và xem trực tiếp Lễ truy điệu qua màn hình ti vi. Nhiều người dân đã không cầm được nước mắt trước những thông tin về Tổng Bí thư được cầu truyền hình trực tiếp từ Hà Nội.

Hình ảnh ngày thứ 2 Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 Sáng 26/7, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ 7 giờ đến 13 giờ tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà Đông Anh.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Đông Anh, Hà Nội

(VnMedia) - Ngày 25/7, tại Nhà Văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể huyện Đông Anh tổ chức trọng thể Lễ viếng theo nghi thức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.