Kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi bất chấp lạm phát toàn cầu tăng cao

0
0

- World Bank đánh giá kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi bất chấp lạm phát toàn cầu tăng cao cũng như tăng trưởng kinh tế yếu đi ở các quốc gia đối tác thương mại chính.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng

Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 8 của Ngân hàng Thế giới (World Bank), chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) trong tháng 08 tăng 15,6% (so cùng kỳ năm trước) - cao hơn 9 điểm phần trăm so với tháng 07. Tỷ lệ tăng trưởng cao như vậy chủ yếu nhờ hiệu ứng xuất phát điểm thấp do sản xuất công nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong đợt cách ly y tế liên quan đến COVID-19 vào năm ngoái.

Mặc dù vậy, khu vực công nghiệp vẫn tăng trưởng 2,9% so với tháng trước, qua đó cho thấy kết quả tiếp tục khả quan, chứ không chỉ do hiệu ứng xuất phát điểm thấp. Các lĩnh vực năng động nhất bao gồm hàng điện tử (tăng 12% so tháng trước) và phương tiện vận tải (tăng 15,7% so tháng trước). Chỉ số PMI trong lĩnh vực chế tạo chế biến tăng từ 51,2% trong tháng 07 lên 52,7% trong tháng 08, ghi nhận 11 tháng tăng trưởng liên tục trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo chế biến.

Cũng theo World Bank, doanh số bán lẻ trong tháng 08 tăng 50,2 % (so cùng kỳ năm trước), so với 40,3% trong tháng 07. Tăng trưởng được nâng lên chủ yếu nhờ hiệu ứng xuất phát điểm thấp khi doanh số bán lẻ suy giảm lần lượt ở mức 24,1% và 19,5% trong tháng 08 và tháng 07/2021, là thời điểm thực hiện cách ly y tế liên quan đến COVID-19. Mặc dù tiêu dùng tư nhân trong nước phục hồi mạnh mẽ, nhưng số liệu hàng tháng cho thấy tăng trưởng doanh số bán lẻ đang chậm lại (từ 2% trong tháng 06 (so tháng trước) xuống còn 0,7% trong tháng 07 (so tháng trước) và 0,6% trong tháng 08 (so tháng trước). 

Mặt khác, số lượt khách quốc tế tiếp tục phục hồi trong tháng 08, đạt 486.400 lượt khách quốc tế, cao hơn 37,95 so với tháng 07, nhưng chỉ bằng một phần ba so với mức trước đại dịch.

Doanh số dịch vụ tiêu dùng tăng gấp ba so với mức cùng kỳ năm trước, và tăng 3,5% so với mức trước đại dịch. Doanh số dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng gần 185,3%, đóng góp khoảng 50% cho tăng trưởng về doanh số dịch vụ tiêu dùng. Dịch vụ lữ hành cũng khởi phát, đạt gần mức trước đại dịch. Doanh số hàng hóa vẫn đảm bảo tăng trưởng tốt ở mức 31,9% (so cùng kỳ năm trước). 

 

Doanh số bán lẻ tiếp tục phục hồi

Theo World Bank, doanh số bán lẻ trong tháng 08 tăng 50,2 % (so cùng kỳ năm trước), so với 40,3% trong tháng 07. Tăng trưởng được nâng lên chủ yếu nhờ hiệu ứng xuất phát điểm thấp khi doanh số bán lẻ suy giảm lần lượt ở mức 24,1% và 19,5% trong tháng 08 và tháng 07/2021, là thời điểm thực hiện cách ly y tế liên quan đến COVID-19. 

Mặc dù tiêu dùng tư nhân trong nước phục hồi mạnh mẽ, nhưng số liệu hàng tháng cho thấy tăng trưởng doanh số bán lẻ đang chậm lại (từ 2% trong tháng 06 (so tháng trước) xuống còn 0,7% trong tháng 07 (so tháng trước) và 0,6% trong tháng 08 (so tháng trước). Mặt khác, số lượt khách quốc tế tiếp tục phục hồi trong tháng 08, đạt 486.400 lượt khách quốc tế, cao hơn 37,95 so với tháng 07, nhưng chỉ bằng một phần ba so với mức trước đại dịch.

Số liệu của World Bank cũng cho thấy, doanh số dịch vụ tiêu dùng tăng gấp ba so với mức cùng kỳ năm trước, và tăng 3,5% so với mức trước đại dịch. Doanh số dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng gần 185,3%, đóng góp khoảng 50% cho tăng trưởng về doanh số dịch vụ tiêu dùng. Dịch vụ lữ hành cũng khởi phát, đạt gần mức trước đại dịch. Doanh số hàng hóa vẫn đảm bảo tăng trưởng tốt ở mức 31,9% (so cùng kỳ năm trước). Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), dù số vốn đăng ký chững lại song số vốn giải ngân vẫn tiếp tục khả quan. Theo đó, số giải ngân vốn FDI trong tháng 8 tăng 13,9% so cùng kỳ năm trước, ghi nhận xu hướng tăng liên tục trong 9 tháng.

Trong khi đó, lạm phát CPI giảm nhẹ từ 3,1% trong tháng 7 (so cùng kỳ năm trước) xuống còn 2,9% trong tháng 8 nhờ giá nhiên liệu hạ nhiệt.

Cũng theo World Bank, ngân sách Nhà nước ghi nhận bội thu trong 8 tháng liên tiếp. Chính phủ không vay nợ nhiều trên thị trường trong nước, khi khối lượng phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh chỉ đạt 27,4% kế hoạch trong 8 tháng đầu năm, chưa bằng một nửa so với khối lượng vay cùng kỳ năm trước.

"Quá trình phục hồi kinh tế tiếp tục diễn ra mặc dù các yếu tố bất định trong nền kinh tế gia tăng liên quan đến lạm phát toàn cầu tăng cao và tăng trưởng kinh tế yếu đi ở các quốc gia đối tác thương mại chính", Ngân hàng thế giới đánh giá.

Tuy nhiên, World Bank cho rằng Việt Nam cần thận trọng với rủi ro lạm phát liên quan đến giá lương thực thực phẩm và các mặt hàng cơ bản. Đồng thời, mặc dù giá nhiên liệu gần đây đã hạ nhiệt, nhưng biến động giá nhiên liệu trên toàn cầu là điều khó lường.

Bên cạnh đó, hệ thống trợ giúp xã hội cần được củng cố, bao gồm cả hệ thống đăng ký, lựa chọn đối tượng và giải ngân, để tạo thuận lợi tiếp cận những người dân bị ảnh hưởng trong thời gian xảy ra các cú sốc.

Minh Ngọc


Ý kiến bạn đọc


Thượng tướng Trần Quốc Tỏ được giao điều hành hoạt động Bộ Công an

(VnMedia) - Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an được Thủ tướng giao điều hành hoạt động của Bộ Công an...

Ở nơi bệnh viện không giấy tờ

(VnMedia) - Tại Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, bệnh nhân đến khám không cần phải chờ xếp hàng lấy số, khi tái khám không cần mang theo hồ sơ bệnh án và các giấy tờ, bác sỹ không cầm mang trên tay những tập bệnh án dày để tra cứu...

Hội nghị thượng đỉnh AI toàn cầu: 16 công ty lớn cam kết đảm bảo an ninh

(VnMedia) - Mười sáu công ty đi đầu trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) hôm qua (21/5) đã cam kết tại một cuộc họp toàn cầu rằng họ sẽ phát triển công nghệ AI một cách an toàn. Lời cam kết này được đưa ra vào thời điểm các cơ quan quản lý đang cố gắng theo kịp sự đổi mới nhanh chóng của AI và những rủi ro nảy sinh từ công nghệ này.

Cảnh báo bị chiếm đoạt thông tin cá nhân khi nhờ làm hộ chiếu nhanh trên mạng

(VnMedia) - Để phòng tránh lừa đảo, bị đánh cắp thông tin, cơ quan công an đề nghị người dân nên tự thao tác nộp hồ sơ cấp hộ chiếu trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an. Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần liên hệ cơ quan Công an để giải quyết kịp thời vụ việc theo quy định...

Trẻ sử dụng thiết bị thông minh trong bữa ăn sẽ tăng nguy cơ béo phì

(VnMedia) - Vừa ăn vừa xem các thiết bị điện tử có thể làm trẻ xao lãng và não chúng không nhận được “tín hiệu báo no,” do đó chúng sẽ ăn nhiều hơn so với nhu cầu, dẫn đến tăng cân mất kiểm soát, gây ra béo phì.