Nhật Bản và Mỹ mở rộng hợp tác về các công nghệ then chốt

0
0

Nhật Bản và Mỹ đã nhất trí mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ then chốt mới nổi như trí tuệ nhân tạo và công nghệ sinh học.

Thỏa thuận trên đạt được tại cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Yasutoshi Nishimura với người đồng cấp Mỹ Gina Raimondo ở thủ đô Washington (Mỹ), cho thấy những nỗ lực mới nhất của hai nước trong giải quyết những vấn đề tiềm ẩn gây tổn hại tới kinh tế.

Theo Bộ trưởng Nishimura, tại cuộc hội đàm, hai bên nhất trí tìm cách sớm phát triển chip bán dẫn thế hệ mới càng sớm càng tốt nhằm đảm bảo an ninh kinh tế và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ then chốt mới nổi, bao gồm cả máy tính lượng tử.

Ông Nishimura thừa nhận rằng "đã có lúc Nhật Bản và Mỹ bị kẹt trong các tranh chấp thương mại gay gắt, trong đó có lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn, nhưng đó là chuyện của quá khứ".

(Ảnh: Gigazine)
(Ảnh: Gigazine)

Ông khẳng định: "Nhật Bản và Mỹ hiện là đối tác hợp tác về an ninh kinh tế".

Phía Nhật Bản cho biết, Rapidus Corp., một công ty mới thành lập được Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ, và Tập đoàn công nghệ Mỹ IBM, từng hợp tác trong phát triển các chip bán dẫn thế hệ mới, cũng có kế hoạch phối hợp cùng nhau để xúc tiến và thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực. Loại chip tiên tiến này có thể được sử dụng cho mạng 5G, máy tính lượng tử, trung tâm dữ liệu, xe tự lái và các thành phố thông minh.

Theo báo cáo được Nhà Trắng công bố hồi tháng 6/2021, năng lực chế tạo chip bán dẫn của thế giới tập trung ở Đông Á, với vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) chiếm tới 20% tổng sản lượng toàn cầu năm 2019, tiếp đến là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ.

Các nhà chế tạo chip của Nhật Bản đã từng thống trị ngành này, chiếm một nửa thị phần toàn cầu vào cuối những năm 1980, nhưng đã chịu sức ép do bất đồng thương mại với Mỹ dẫn tới phải hạn chế xuất khẩu.

Rapidus, liên doanh sản xuất chip thế hệ mới do công ty Toyota, tập đoàn Sony và 6 công ty lớn khác của Nhật Bản thành lập, nằm trong nỗ lực khởi động lại ngành công nghiệp bán dẫn của Nhật Bản. Rapidus đặt mục tiêu sản xuất chip 2 nanometer tại Nhật Bản bắt đầu vào năm 2027 khi hợp tác với IBM, công ty đã công bố công nghệ đột phá 2 nanometer năm 2021.

Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, hai công ty này cũng nhất trí hợp tác để tạo ra thị trường mới cho chip bán dẫn thế hệ mới do Rapidus chế tạo.

Theo TTXVN


Ý kiến bạn đọc


MyTV và câu chuyện doanh nghiệp Việt vượt khó để làm chủ công nghệ

(VnMedia) - Chỉ trong một thời gian ngắn, truyền hình MyTV của VNPT đã đạt được sự tăng trưởng thần tốc 1 năm bằng tích lũy cả 10 năm và vẫn duy trì triển vọng tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

Bộ Công Thương nói gì về đề xuất thí điểm thuốc lá điện tử?

(VnMedia) - Trong thời gian chưa ban hành chính sách, Bộ Công Thương đề xuất chỉ quản lý thí điểm thuốc lá nung nóng, chưa cho phép lưu hành sản phẩm thuốc lá điện tử.

Thế Vận hội Paris 2024 sẵn sàng đối mặt với mối đe dọa an ninh mạng chưa từng có

(VnMedia) - Thế Vận hội Paris 2024 đang chuẩn bị sẵn sàng có thể để đối mặt với một thách thức chưa từng có về mặt an ninh mạng, trong bối cảnh các nhà tổ chức sự kiện dự kiến ​​​​sẽ phải chịu áp lực rất lớn đối với Thế vận hội diễn ra vào mùa hè này.

Ngăn chặn nhiều vụ giả danh Công an gọi điện hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNeID

(VnMedia) - Lực lượng công an đã phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ lừa đảo giả mạo Công an tiến hành cài đặt ứng dụng VneID để chiếm quyền điều khiển điện thoại, nhằm lấy các thông tin cá nhân, chiếm đoạt tiền trong tài khoản...

Đức triệt phá 12 trung tâm cuộc gọi lừa đảo, bắt giữ 21 nghi phạm

(VnMedia) - Cơ quan thực thi pháp luật của Đức đã triệt phá 12 trung tâm cuộc gọi lừa đảo qua điện thoại đứng sau hàng nghìn cuộc gọi lừa đảo hàng ngày ở Albania, Bosnia và Herzegovina, Kosovo và Lebanon.