- Dù vẫn đang là dự thảo và lấy ý kiến góp ý, song có thể nói, việc xây dựng cơ chế gỡ bỏ nội dung vi phạm quyền tác giả quyền, liên quan trên môi trường số là một vấn đề rất cấp thiết hiện giờ, nó có tầm ảnh hưởng ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau…
Ảnh minh họa |
Phao cứu sinh cho ngành Xuất bản
Theo ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, ngành xuất bản sắp chết vì in lậu. Rất nhiều sách giả được bán trên môi trường mạng, hệ quả là ngành xuất bản có nguy cơ dẫn đến cái chết.
Trước đây, trong hệ thống bán sách của Fahasa, Phương Nam tỷ lệ trưng bày sách chiếm tỷ lệ lớn trong không gian bán sách. Nhưng nay giảm chỉ còn 30% không gian trưng bày, do số ượng sách đã lên môi trường mạng, tuy nhiên số lượng sách lên mạng “lậu” chiếm tới 70%, khiến nhiều đơn vị thu gọn lại, nhiều cửa hàng phải đóng cửa.
Số đầu sách mới được mua bản quyền, in ấn và ra đời đã giảm trên 50% so với trước đây, họ không dám in bản thảo mới, ra bản thảo mới bị xâm hại, bị thua thiệt.
Nhà sách Văn Lang, cách đây 2 năm đã bán lỗ vốn 5 tấn sách do in ra bán không được, bị sách giả xâm hại trên không gian mạng, nhiều nhà xuất bản trên cả nước đều bị trong tình trạng như vậy, có hệ lụy do tình trạng sách giả tràn lan trên không gian mạng.
Do đó, ông Lê Hoàng cho rằng, dự thảo Nghị định về cơ chế gỡ bỏ nội dung vi phạm quyền tác giả quyền, liên quan trên môi trường số chính là phao cứu sinh cho ngành xuất bản, là công cụ cứu ngành xuất bài
Còn ông Hoàng Văn Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), cũng kỳ vọng dự thảo Nghị định lần này nếu có quy định chặt chẽ của pháp luật, có sự phối hợp của các ISP thì các vi phạm trên môi trường số sẽ ngày càng giảm.
Theo ông Hoàng Văn Bình, ở Việt Nam hiện nay các trang web và mạng xã hội âm nhạc không còn nhiều như trước, đã xử lý tố cáo nhiều trang vi phạm bản quyền, thực hiện các thủ tục tố tụng lên tòa án. Nhiều trang web thực thi nghiêm túc vấn đề quyền tác giả.
Các trang web quốc tế về nhạc đều là đối tác, phối hợp với VCPMC rất tốt. YouTube đã cung cấp cho trung tâm 1 CMS quản lý trên không gian mạng, khi phát hiện vi phạm VCPMC có thể trực tiếp gỡ bỏ, và chịu trách nhiệm pháp luật, VCPMC có thể trực tiếp xử lý vi phạm các bài hát thuộc bản quyền, mỗi năm xử lý gỡ bỏ hàng chục nghìn trước hợp vi phạm.
Tại cuộc hội thảo về cơ chế gỡ bỏ nội dung vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số, diễn ra cuối tháng 12 vừa qua, nhiều nội dung được quan tâm và trình bày như Tổng quan chung về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ; Một số quy định về quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số và Cơ chế thông báo- gỡ bỏ nội dung vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số.
Những vấn đề cần cân nhắc trong việc gỡ bỏ các nội dung vi phạm bản quyền
Bà Quyên Phạm, Phó Chủ tịch Liên minh sáng tạo nội dung số (DCCA) cũng đã nêu ra các trường hợp cần xem xét, cân nhắc khi quy định về việc gỡ bỏ các nội dung vi phạm bản quyền để tránh việc lạm dụng chính sách, yêu cầu gỡ bỏ trái pháp luật.
Thứ nhất, vai trò của các nền tảng trung gian rất lớn việc ra quyết định xử các khiếu nại về sở hữu vi phạm và chính sách của các nền tảng rất quan trọng trong xử lý vi phạm. Do đó khi các nền tảng này được quyền gỡ, bỏ vi phạm thì cần có nhân sự pháp lý để thẩm định các hồ sơ chứng minh quyền sở hữu để tránh trường hợp xử lý oan sai, hoặc các đối thủ lạm dụng để chơi xấu nhau.
Sản phẩm số có đặc thù là mọi hoạt động diễn ra rất nhanh, các vụ kiện về sở hữu trí tuệ xuyên quốc gia có tính chất phức tạp, thực tế đã có vụ đơn kiện nộp 1 năm tòa chưa ra quyết định thụ lý. DN hội viên của chúng tôi: nộp đơn khởi kiện ra tòa án TP HN từ tháng 8, đến tháng 11 tòa mới gửi thông báo bổ sung hồ sơ, một số thành phần hồ phải thuê dịch vụ pháp lý từ nước ngoài nên mất nhiều thời gian. Với tiến trình thời gian xử lý như vậy.
Trường hợp bị kiện oan sai, Khi Tòa án giải quyết xong hoặc bên đi kiện có rút đơn thì sản phẩm đó, doanh nghiệp đó đã chết rồi. Cụ thể như về bồi thường, vụ án tại Nga, Sconnect bị kiện và tòa không tuyên vi phạm, tòa cũng đã tuyên doanh nghiệp đi kiện phải bồi thường cho Sconnect một phần án phí, nhưng số tiền được tuyên bồi thường này chỉ bằng khoảng 1/100 số tiền mà doanh nghiệp Việt Nam bỏ ra để theo đuổi vụ kiện.
Thứ hai, Nghị định cũng cần làm rõ Trường hợp hai bên đang trong quá trình giải quyết khiếu kiện tại Tòa án mà Tòa chưa xem xét, chưa ra phán quyết thì nền tảng có được xóa/chặn các nội dung bị khiếu nại hay không?
Thứ ba, các nền tảng như TikTok có công ty ở VN thì chắc chắn sẽ tuân thủ pháp luật VN, nhưng các nền tảng xuyên biên giới chưa có văn phòng hay chi nhánh ở VN như Facbook hay YouTube, trường hợp họ không tuân thủ các yêu cầu của cơ quan nhà nước VN hay phán quyết của tòa án VN thì chế tài với các đơn vị này thế nào?
Thứ tư, khi các sản phẩm nội dung số đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu quyền tác giả, sở hữu trí tuệ của CQNN VN có hiệu lực với các nền tảng xuyên biên giới hay không?
Thứ năm, trường hợp họ sẽ dùng giấy tờ giả, nhận vơ để khiếu nại về bản quyền? các nền tảng trung gian không xác minh được mà căn cứ vào các giấy tờ này để gỡ bỏ nội dung, thì khi đó thiệt hại của doanh nghiệp bị gỡ bỏ oan sai ai chịu trách nhiệm…
Phạm Lê