Ngành Công nghiệp công nghệ số tiếp tục là một điểm sáng của kinh tế Việt Nam

0
0

- Năm 2022, ngành Công nghiệp công nghệ số tiếp tục là một điểm sáng của kinh tế Việt Nam. Doanh thu của ngành ước đạt được 148 tỷ USD, tăng trưởng trên 10% so với năm 2021. Số lượng doanh nghiệp trên 70.000 doanh nghiệp. Xuất khẩu của ngành công nghệ số ước đạt khoảng 136 tỷ USD...

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn Quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ IV

Với chủ đề “Phát triển bền vững và nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu”, Diễn đàn Quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ IV, vừa được khai mạc sáng nay, 8/12. Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho hay, ngành Công nghiệp công nghệ số tiếp tục là một điểm sáng của kinh tế Việt Nam.

Doanh thu của ngành ước đạt được 148 tỷ USD, tăng trưởng trên 10% so với năm 2021. Số lượng doanh nghiệp trên 70.000 doanh nghiệp. Xuất khẩu của ngành công nghệ số ước đạt khoảng 136 tỷ USD. Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tiếp tục khẳng định được vai trò tiên phong trong nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ, đóng góp quan trọng vào quá trình thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và đổi mới sáng tạo.

Tại diễn đàn năm 2021, Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông đã nhận nhiệm vụ trước Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển công nghiệp CNS, thúc đẩy CĐS và đưa người dân lên môi trường số, tại phần trình chiếu video clip của diễn đàn đã khẳng định, với sự dẫn dắt của Bộ TT&TTT, cộng động doanh nghiệp đã triển khai, thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các nhiệm vụ mà Bộ trưởng đã hứa với Thủ tướng Chính phủ.

Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng dựa trên nền tảng của công nghệ số, dữ liệu số, dựa trên ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo. Cuộc Cách mạng này đang mở ra cánh cửa mới, không gian mới cho mọi ngành nghề, lĩnh vực; những khởi tạo mới với những sứ mệnh và tầm nhìn mới.

Cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần tiếp tục bắt kịp những chuyển dịch này để có những khởi tạo mới định hướng cho tương lai. Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có trách nhiệm và sứ mệnh quốc gia lớn. Đó là tận dụng công nghệ số, cuộc cách mạng số để góp phần thực hiện  chuyển đổi số quốc gia  và đi ra toàn cầu. Lấy chuyển đổi số là phương thức phát triển mới có tính đột phá để đẩy nhanh, rút ngắn tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Lấy thị trường trong nước là cái nôi để Doanh nghiệp CNS Vietnam trưởng thành và đi ra toàn cầu.

Để Ngành Công nghiệp công nghệ số tiếp tục là một điểm sáng của kinh tế Việt Nam, trong Diễn đàn này, Bộ thông tin và Truyền thông mong muốn các diễn giả cùng các doanh nghiệp tập trung thảo luận và đề xuất các giải pháp nhằm Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam bền vững, làm chủ thị trường trong nước và nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long phát biểu khai mạc Diễn đàn
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long phát biểu khai mạc Diễn đàn

Chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất các lời giải hay, hiệu quả, tối ưu cho việc Doanh nghiệp công nghệ số tiến ra thị trường thế giới, thực hiện chuyển đổi số cho thế giới, mang việc của thế giới về Việt Nam; Trao đổi thảo luận, đề xuất về thể chế thuận lợi để thị trường Việt Nam là cái nôi và bàn đạp cho doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đi ra nước ngoài, mang trí tuệ Việt Nam đi mở cõi; Chia sẻ kinh nghiệm Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Diễn đàn cũng là cơ hội để các doanh nghiệp công nghệ số truyền đi thông điệp mạnh mẽ: Việt Nam là điểm đến cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới đầu tư vào hoạt động công nghiệp công nghệ số.

Tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá việc tổ chức diễn đàn công nghệ số thường niên là việc làm thiết thực. Theo Phó Thủ tướng, muốn đất nước đến thời điểm 100 năm thành lập trở thành nước công nghiệp phát triển, có một cuộc sống hoà bình, an toàn, văn hoá và một nền sản xuất hiện đại thì chúng ta phải làm rất nhiều việc phi thường và đặt ra từ năm 2020 đến năm 2030 phải tăng trưởng GDP 7,5%/năm. Năm 2031 trở đi cũng phải hơn 6%/năm. Để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình phải như vậy, nhưng không đơn giản, nên phải có những giải pháp đặc biệt và khát vọng mãnh liệt.

Và để làm được điều đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đưa ra ba vấn đề cần giải quyết. Đầu tiên là phải thay đổi thể chế. Bởi thực tế hiện tại sau bao nhiêu lần làm nghị định mà chúng ta vẫn chưa làm được dự án công nghệ thông tin nào. 

Thứ hai, phải tập trung hơn vào nhân lực, câu chuyện trong làng công nghệ thông tin đã nói nhiều, nhưng nếu vẫn duy trì những quy định đào tạo như trước đây, chúng ta sẽ không thể đào tạo ra một triệu nhân lực công nghệ thông tin.

Thứ ba là tìm ra cái mới, còn dư địa. Hiện mọi người kỳ vọng vào chuyển đổi số, công nghệ thông tin, vì nếu cứ phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ mà không đi vào những mũi nhọn mới của thế giới trong đó có công nghệ thông tin thì làm sao chúng ta có thể đạt 7% một năm. Chính vì vậy, những doanh nghiệp cộng nghệ số Việt Nam sẽ là một trong lực lượng đặc biệt trong cuộc chiến chống lại nghèo đói…

Phát biểu đáp từ chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long chia sẻ, Bộ TT&TT thay mặt cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số trân trọng cảm ơn những ý kiến chỉ đạo rất sát sao của Phó Thủ tướng. Định hướng của Phó Thủ tướng là kim chỉ nam nhưng cũng là sự cổ vũ, khích lệ cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số.

Phó Thủ tướng đã nhấn mạnh giai đoạn trước ngành bưu chính viễn thông đã được giao sứ mệnh tiên phong, ngày hôm nay công nghiệp công nghệ số cũng được giao sứ mệnh là một trong những lực lượng tiên phong của đất nước trong vấn đề thúc đẩy phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bộ TT&TT xin được tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, cam kết xây dựng các chương trình hành động, kế hoạch cụ thể để thực hiện đầy đủ các chỉ đạo của Phó Thủ tướng.

Thứ nhất, chúng ta phải có khát vọng, khát vọng phải lớn và doanh nghiệp công nghệ số sẽ tiên phong nhận nhiệm vụ này. Để đạt mục tiêu của đất nước vào năm 2045 như Phó Thủ tướng nói, chúng ta phải làm những việc phi thường, phải dựa trên đổi mới sáng tạo, và chắc chắn công nghệ số chính là động lực quan trọng cho đổi mới sáng tạo - đổi mới sáng tạo bằng công nghệ số.

Thứ hai, chúng ta phải có cái mới, nội dung mới, cách làm mới, xung lực mới. Muốn như vậy, chúng ta phải thay đổi thể chế để thể chế bảo đảm cho những việc làm mới đó đúng theo quy định của pháp luật. Bộ TT&TT sẽ tiếp thu, rà soát và hoàn thiện thể chế của ngành theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng. Bộ TT&TT cũng sẽ đồng hành cùng Bộ GD&ĐT trong vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, sẽ dùng công nghệ số để đào tạo nguồn nhân lực số.

Thứ ba, Phó Thủ tướng đã ghi nhận lực lượng công nghệ số là 1 trong số những lực lượng quan trọng đặc biệt góp phần để Việt Nam đạt mục tiêu trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2045. Cộng đồng doanh nghiệp số tự hào với sự đánh giá, ghi nhận của Phó Thủ tướng. Thay mặt cộng đồng, chúng tôi cam kết sẽ tập trung nỗ lực phát triển, thực hiện công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Thứ tư, thị trường trong nước cần phải tiếp tục được khai phá, với việc đổi mới cách làm, chuyên nghiệp và chất lượng như cách đặt vấn đề của Phó Thủ tướng. Lấy thị trường trong nước làm bàn đạp để đi ra nước ngoài.

Thứ năm, mạnh dạn bước ra nước ngoài, tiến hành đội ngũ đông và có các doanh nghiệp chủ lực dẫn dắt.

“Bộ TT&TT sẽ tiếp tục có những hoạt động dẫn dắt, định hướng lĩnh vực công nghiệp công nghệ số phát triển bền vững, với tư tưởng xuyên suốt là các sản phẩm Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam làm chủ công nghệ, sáng tạo, sản xuất tại Việt Nam, hướng tới mục tiêu cao nhất là giúp cho người dân hạnh phúc và đất nước phát triển” - Thứ trưởng Phạm Đức Long cho biết.

Phạm Lê


Ý kiến bạn đọc


Triệt phá nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc chiếm đoạt tài khoản, dữ liệu người dùng

(VnMedia) - Các lực lượng phối hợp đã tổ chức đấu tranh chuyên án, triệt phá nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc chiếm đoạt tài khoản, dữ liệu người dùng trên mạng xã hội, bắt giữ 22 đối tượng, thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng liên quan...

Nắng nóng bao trùm khắp 3 miền

(VnMedia) - Ngày hôm nay (26/4), ở hầu hết các khu vực thuộc Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ đều có nắng nóng. Tại Hà Nội, nhiệt độ cao nhất hôm nay có thể trên 36 độ C…

Giá vàng bật tăng cao sau 3 phiên giảm liên tiếp

(VnMedia) - Chốt phiên làm việc rạng sáng nay (26/4), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã bất ngờ đảo chiều đi lên sau 3 phiên giảm sâu trước đó. Trong khi đó, giá vàng nhẫn tròn trơn đang duy trì ở mức trên 75 triệu đồng/lượng khi khép lại phiên làm việc cuối ngày hôm qua (25/4).

Mượn danh quyên góp tiền từ thiện trên mạng xã hội để chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng

(VnMedia) - Đối tượng Lê Đình Hải lập hàng loạt tài khoản Facebook rồi mạo danh Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Tường Phúc (sinh sống tại Huế) và sử dụng hình ảnh của các nạn nhân điều trị ở các bệnh viện lớn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng kêu gọi quyên góp nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản...

Vai trò, sứ mệnh mới của truyền thông trong ASEAN

(VnMedia) - Trọng tâm hợp tác ASEAN về thông tin bao gồm các lĩnh vực cụ thể: Tin giả, Tin sai, Tin xấu - độc; Truyền thông về ASEAN và Tăng cường "Bản sắc ASEAN".