Khai thác giá trị dữ liệu trên cơ sở đảm bảo an toàn dữ liệu công dân

0
0

- Sáng 28/12, Tọa đàm “Khai thác hiệu quả dữ liệu trong khu vực Nhà nước trên cơ sở đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu và quyền riêng tư của Công dân” đã diễn ra dưới hai hình thức trực tiếp và trực tuyến, do Cục Chuyển đổi số quốc gia - Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Hội Truyền thông số Việt Nam phối hợp tổ chức.

Theo Báo cáo ‘Dữ liệu khu vực công - Khai thác giá trị dữ liệu trên cơ sở đảm bảo an toàn dữ liệu và quyền riêng tư của công dân’ được công bố tại Hội thảo, nhìn một cách tổng quát, công nghệ số và dữ liệu tạo ra cơ hội lớn để Việt Nam tạo ra sự thay đổi mang tính bước ngoặt trong quản trị công và thực thi các chức năng của nền hành chính nhà nước.

Trong ngắn hạn và trung hạn, nếu khai thác được tiềm năng dữ liệu, sẽ giúp đổi mới hệ thống hành chính, nâng cao hiệu quả quản trị - điều hành, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của khối cơ quan công quyền; đồng thời giúp bộ máy nhà nước cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Về dài hạn, nếu có chiến lược và lộ trình ‘mở’ kho tài nguyên dữ liệu một cách hợp lý, khối dữ liệu từ khu vực công có thể mang lại hiệu quả kinh tế lớn lao, tạo thêm động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo việc làm và góp phần nâng cao hiệu suất của nền kinh tế.

Dù số lượng các trường hợp điển hình ứng dụng công nghệ số và khai thác dữ liệu còn khá ít ỏi, tuy nhiên thành công bước đầu của những ví dụ trải rộng từ cấp bộ, ngành; đến các các địa phương minh chứng rõ ràng cho tiềm năng nêu trên. Ở cấp độ ngành, ví dụ như Thuế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ‘số hóa’ hoàn chỉnh quy trình kê khai, nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội, giúp doanh nghiệp không còn phải ‘tiếp xúc trực tiếp với chính quyền’.

Ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam phát biểu tại sự kiện
Ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam phát biểu tại sự kiện

Thí điểm Ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn giúp ngành bảo hiểm xã hội phát hiện ra các trường hợp gian lận trong chi trả bảo hiểm y tế. Tỉnh Thừa thiên Huế cũng thí điểm bước đầu bước đầu về sử dụng dữ liệu để kiểm tra tính hợp lý và hợp lệ của chi trả hỗ trợ xã hội trong giai đoạn dịch Covid-19. Ở cấp độ địa phương, hệ thống dữ liệu báo cáo giúp Thành phố Hồ Chí Minh tự tin đề xuất thí điểm bỏ ‘tổ dân phố’.

Ở góc độ tăng cường tính tương tác, hiệu quả cung cấp thông tin từ chính quyền đến người dân, việc triển khai rộng rãi các ứng dụng thông minh, với các điển hình thành công như Huế, Tây Ninh, Đà Nẵng cho thấy tiềm năng lớn về nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương. Đi xa hơn, việc sử dụng ‘dữ liệu hiện trường’ - tức dữ liệu phản ánh các ý kiến, yêu cầu từ người dân – cho phép tăng hiệu quả phục vụ của chính quyền, đặc biệt là với các vấn đề dân sinh sát sao với đời sống hàng ngày của người dân.

Ở cấp độ cao nhất - ứng dụng dữ liệu cho chức năng hoạch định chính sách và ra quyết định điều hành của lãnh đạo địa phương, dù chưa có ví dụ cụ thể về trường hợp thành công, nhưng Thành phố Hồ Chí Minh, với chiến lược dữ liệu của thành phố sắp sửa được banh hành, cho thấy những hứa hẹn đột phá.

Tuy tiềm năng là đầy hứa hẹn, nhưng hiện thực hóa những cơ hội mà công nghệ và dữ liệu mang lại không phải là công việc dễ dàng. Các thách thức lớn nhất mà Việt Nam, ở cấp quốc gia, cấp độ ngành, lẫn địa phương đối mặt bao gồm hai vấn đề chính: thiếu một tầm nhìn rõ ràng, đi kèm với một kế hoạch hành động cụ thể và có xác lập thứ tự ưu tiên hợp lý về khai thác dữ liệu; chưa ý thức được và có kế hoạch cụ thể cho vấn đề bảo vệ an toàn dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu cá nhân của công dân.

Mặc dù đã làm tốt công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, hình thành được tư duy cần xây dựng ‘chính phủ số’ (ở cấp độ quốc gia, và ‘chính quyền số’ ở cấp độ địa phương), nhưng các bộ ngành, địa phương vẫn mơ hồ và lúng túng khi xác định các công việc cụ thể và thứ tự ưu tiên khi làm. Rủi ro lãng phí nguồn lực đầu tư và bỏ lỡ những cơ hội của công nghệ số vẫn là rủi ro hiện hữu.

Để vượt qua những thách thức kể trên, khu vực công ở Việt Nam cần gấp rút xác định được cách tiếp cận, xác lập được thứ tự ưu tiên phù hợp trong triển khai xây dựng hệ thống dữ liệu và cách thức khai thác dữ liệu. Các công việc cụ thể cần làm gồm:

Thứ nhất, về mặt tiếp cận, cần xác lập được tầm nhìn và mục tiêu lấy dữ liệu làm trung tâm cho tiến trình ‘chuyển đổi số’ ở các cơ quan nhà nước; hình thành văn hóa làm việc dựa trên dữ liệu. Đồng thời, coi an toàn và quyền riêng tư dữ liệu cá nhân của công dân yếu tố đặc biệt quan trọng trong mọi công việc liên quan đến thu thập, xử lý, chia sẻ, khai thác dữ liệu của cơ quan công quyền.

Chia sẻ kinh nghiệm khai thác phục vụ phát triển dịch vụ công trực tuyến tại Đà Nẵng, ông Thái Thanh Hải - Trưởng phòng CNTT - Sở Thông tin và Truyền thông TP. Đà Nẵng cho biết, xác định chuyển đổi số là phương tiện, giải pháp, chìa khóa để thực hiện mục tiêu đô thị/thành phố thông minh, từ năm 2018, trong kiến trúc thành phố thông minh, Đà Nẵng đã xác định dịch vụ công thông minh là 1/16 lĩnh vực ưu tiên.

 

Năm 2019, Đà Nẵng đưa vào sử dụng nền tảng lõi Cổng Dịch vụ công tập trung toàn thành phố. Bắt đầu triển khai theo hướng dịch vụ số. Và tới năm 2022, đã bổ sung dịch vụ ngoài một cửa và dịch vụ sự nghiệp công.

Từ cuối năm 2021, 100% dịch vụ công đủ điều kiện triển khai trực tuyến mức 4. 91% dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ (vượt chỉ tiêu QG là 80% và chỉ tiêu TP là 85%). 71% hồ sơ trực tuyến (vượt chỉ tiêu QG là 50% và chỉ tiêu TP là 65%).  Triển khai 17 dịch vụ ngoài một cửa và 05 dịch vụ sự nghiệp công (đấu nối chiếu sáng công cộng; di dời cây xanh; bó vỉa; thuê chung cư;...) lên cổng Dịch vụ công.

Nhằm sử dụng dữ liệu trong tạo lập công dân điện tử và thay thế thành phần hồ sơ, từ những năm 2010 đã bắt đầu xây dựng, từng bước hoàn thiện các CSDL nền dùng chung (công dân, nhân hộ khẩu, doanh nghiệp, thủ tục hành chính, đất đai,...). Năm 2018 bắt đầu thí điểm sử dụng CSDL đất đai thay thế GCN QSDĐ khi làm TTHC. Năm 2019 bắt đầu thí điểm sử dụng CSDL nhân hộ khẩu, công dân thay thế sổ hộ khẩu, CMND. Năm 2021 bắt đầu thí điểm sử dụng CSDL doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể thay thế giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Để sử dụng dữ liệu trong xử lý hồ sơ thủ tục hành chính, từ năm 2018, mỗi sở, ngành, quận huyện bắt đầu xây dựng CSDL và Phần mềm QLNN chuyên ngành. Phần mềm mô phỏng, tin học hóa toàn bộ hoạt động QLNN; xử lý nghiệp vụ TTHC giúp tiếp nhận hồ sơ từ PM MCĐT để xử lý trực tuyến; quản lý dữ liệu trong quá trình xử lý hồ sơ, từ đó hình thành CSDL chuyên ngành; Đồng bộ kết quả TTHC, hình thành CSDL kết quả TTHC. Phục vụ công tác QLNN; thủ tục cấp đổi, cấp lại kết quả TTHC có thể thực hiện trong ngày (giáo dục, giao thông, du lịch,...).

Tại Hội thảo, đại biểu đến từ Đà Nẵng cũng đưa ra một số đề xuất, các Bộ, ngành Trung ương sớm hoàn thiện các CSDL quốc gia và chia sẻ lại cho địa phương để phục vụ xử lý thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Khi sử dụng dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành trung ương chia sẻ để thực hiện xử lý thủ tục hành chính, hiện giờ vẫn chưa có biện pháp nào lưu trữ tài liệu/hình ảnh đối với dữ liệu được cung cấp/sử dụng khiến rủi ro pháp lý do một số trường hợp thông tin, dữ liệu có tính biến động theo thời gian. Đà Nẵng đề xuất bổ sung thêm tệp tin được ký số của dữ liệu cung cấp để phục vụ lưu trữ.

Cùng với đó, việc số hóa thành phần hồ sơ thủ tục hành chính cần có hướng dẫn cụ thể, nhất là các thành phần hồ sơ có dung lượng lớn như bản vẽ xây dựng; Hồ sơ người dân nộp lên hầu như chỉ quét, scan, chứ có ký số, chưa đảm bảo tính pháp lý. Đại biểu đến từ Đà Nẵng đề xuất có giải pháp phổ cập chữ ký số cá nhân cho người dân, từ đó thúc đẩy tăng trưởng nhanh hồ sơ trực tuyến.

Phạm Lê


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.