Theo các nhà phân tích, sau 3 năm kể từ khi chính quyền Mỹ đưa Huawei vào các lệnh trừng phạt thương mại, doanh nghiệp hoàn toàn cạn kiệt toàn bộ hàng tồn kho chipset điện thoại thông minh.
Công ty truyền thông Trung Quốc Huawei. Ảnh minh họa Tech Wire Asia. |
Huawei Technologies Co., nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn nhất Trung Quốc với chi nhánh thiết kế chip HiSilicon sụt giảm 19 tỉ USD khi bị đưa vào vào danh sách đen thương mại Mỹ, được gọi là Danh sách thực thể năm 2019.
Công ty buộc phải vật lộn nhằm đảm bảo tính liên tục của nguồn cung đồng thời phải tăng cường rất nhiều các chương trình R&D. Hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh của doanh nghiệp suy giảm nặng nề và 3 năm sau khi chịu lệnh trừng phạt của Mỹ, tình hình trở nên rất tồi tệ với doanh nghiệp công nghệ khổng lồ Trung Quốc.
Các công ty nghiên cứu Haitong và Canalys cho biết, vào thời điểm các lệnh trừng phạt của chính quyền Mỹ có hiệu lực, Huawei đã dự trữ những thành phần quan trọng của Mỹ cho điện thoại di động trong gần một năm. HiSilicon cũng cho biết, doanh nghiệp đã có kế hoạch dự phòng để đảm bảo sự tồn tại của tập đoàn. Sau 3 năm kể từ khi chính quyền Mỹ đưa Huawei vào các lệnh trừng phạt thương mại, doanh nghiệp hoàn toàn cạn kiệt toàn bộ hàng tồn kho chipset điện thoại thông minh từ HiSilicon.
Trong báo cáo của công ty Counterpoint Research tại Hồng Kông, thị phần của HiSilicon trên thị trường điện thoại thông minh toàn cầu cuối cùng bị đẩy về 0% trong quý III năm 2022, sau khi giảm xuống 0,4% trong quý II từ mức 3% cùng kỳ năm ngoái. Cơ bản, dữ liệu của Counterpoint cho thấy hiệu quả đáng sợ những hạn chế của Mỹ, liên tục mở rộng trong những năm qua kể từ khi ban hành lần đầu tiên tháng 4/2019.
Trước khi chính phủ Mỹ siết chặt những lệnh trừng phạt, HiSilicon chiếm 16% thị phần chipset toàn cầu (tính đến quý II năm 2020) theo dữ liệu của Counterpoint, sau các lô hàng chip Kirin tiên tiến được sử dụng trên điện thoại thông minh của Huawei. HiSilicon cũng rớt khỏi bảng xếp hạng 25 nhà cung cấp linh kiện bán dẫn hàng đầu thế giới vì những hạn chế thương mại cứng rắn của Mỹ khiến thị phần tổng thể của Trung Quốc suy giảm nặng nề trên thị trường chip toàn cầu, theo báo cáo do công ty nghiên cứu Gartner vào tháng 4.
Mỹ đã dìm Huawei xuống thế nào?
Tình huống bắt đầu với việc chính quyền Donald Trump đưa Huawei, cùng chi nhánh chip HiSilicon và 113 công ty con khác vào Danh sách thực thể do Bộ Thương mại Mỹ kiểm soát với lý do quan ngại sâu sắc về an ninh quốc gia.
Động thái này đã ngăn chặn công ty và các chi nhánh của doanh nghiệp tiếp cận các chi tiết, phần mềm và công nghệ khác do các doanh nghiệp Mỹ sản xuất, trừ khi những công ty Mỹ nhận được giấy phép đặc biệt.
Tình huống được hiểu là, nếu Huawei có ý định mua chip từ những công ty Mỹ như Intel hoặc Qualcomm hoặc mua thiết bị sản xuất chip từ những công ty có trụ sở tại Mỹ như KLA hoặc Applied Materials, doanh nghiệp sẽ đối mặt với hàng rào dày đặc của các thủ tục hành chính mà các nhà thầu Mỹ không thể vượt qua.
Sau động thái này vào giữa năm 2019, chính quyền Trump tiếp tục mở rộng các hạn chế đối với Huawei bằng phương pháp chặn công ty mua sắm linh kiện bán dẫn, sản xuất ở nước ngoài bằng phần mềm hoặc phần cứng của Mỹ, trừ khi nhận được sự cho phép của chính phủ Mỹ.
Đây là đòn đánh quan trọng cắt đứt những nỗ lực sản xuất silicon của Huawei, công ty không thể ký hợp đồng mua sắm linh kiện bán dẫn từ nhà sản xuất chip theo hợp đồng như TSMC để chế tạo chip theo thiết kế, nếu xưởng đúc đang sử dụng bất kỳ thiết bị hoặc công cụ thiết kế, được cung cấp từ phía Mỹ. Vài tháng sau, doanh nghiệp sản xuất chip theo hợp đồng TSMC tuyên bố không còn sản xuất chip cho Huawei, tuân thủ các quy định của Mỹ.
Huawei nhanh chóng tụt xuống trên thị trường điện thoại thông minh, chi nhánh HiSilicon chỉ còn lại chipset 4G từ công ty Qualcomm Mỹ, có được nhờ giấy phép đặc biệt cho loại điện thoại thông minh mới nhất của hãng.
Trong một thời gian, công ty đã cố gắng kéo dài sự chờ đợi bằng biện pháp dự trữ các chi tiết để cố gắng duy trì sản xuất, nhưng báo cáo của Counterpoint cho thấy, sự cạn kiệt những chipset tiên tiến do HiSilicon thiết kế là điều không thể tránh khỏi.
Counterpoint cho biết: "Trên cơ sở dữ liệu thẩm định và bán hàng của chúng tôi, Huawei đã hoàn toàn cạn kiệt chipset Hisilicon tồn kho. Doanh nghiệp cũng không thể có được chipset mới hơn từ các công ty TSMC, Samsung, v.v. vì lệnh cấm của chính quyền Mỹ". Đối với thị trường sản xuất các sản phẩm hệ thống trên chip của điện thoại thông minh, trong quý III, các doanh nghiệp MediaTek, Qualcomm và Apple đã vượt lên dẫn đầu.
Đến thời điểm này, Huawei hầu như đã mất thị phần trên các thị trường truyền thống. Tính đến quý III, công ty vẫn nằm ngoài bảng xếp hạng 5 nhà cung cấp hàng đầu ở Trung Quốc, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường công nghệ Canalys. Từng là doanh nghiệp vô địch 5G cả ở Trung Quốc và toàn cầu, Huawei kể từ năm 2020 đã không thể cung cấp 5G cho những điện thoại mới nhất của doanh nghiệp.
Hiện nay, đang có những thông tin cho rằng, doanh nghiệp công nghệ khổng lồ Trung Quốc có thể tiếp tục xuất xưởng điện thoại thông minh 5G trong năm 2023. Trước khi bị đưa vào Danh sách thực thể, Huawei đã từng sản xuất chipset Kirin do HiSilicon thiết kế, do nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới TSMC cung cấp. Sang năm 2023, công ty phải tái thiết kế lại những điện thoại thông minh, sử dụng chip kém tiên tiến hơn do các công ty Trung Quốc sản xuất để có thể kết nối mạng 5G.
Đây được coi là thách thức lớn nhất mà Huawei phải đối mặt hiện nay, sự thành công hay không vượt qua những hạn chế của Mỹ sẽ quyết định, liệu doanh nghiệp viễn thông khổng lồ Trung Quốc có thể lấy lại vị thế nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn nhất thế giới hay không?
Theo VietTimes