- Hiện nay tình trạng lây truyền sốt xuất huyết xuất hiện ở 90 quốc gia, tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp này đều được báo cáo chính thức. Ngoài ra, nhiều quốc gia lưu hành dịch bệnh không có cơ chế và hệ thống giám sát nghiêm ngặt nên gánh nặng thực sự của bệnh sốt xuất huyết bị đánh giá thấp, thậm chí xem nhẹ.
Sốt xuất huyết hay chính xác hơn là sốt xuất huyết do virus lây truyền cho người qua vết đốt của muỗi bị nhiễm bệnh. Nhiều trường hợp thường không có triệu chứng hoặc sốt nhẹ. Song, một số trường hợp tiến triển nặng, gây sốc, chảy máu, thậm chí suy nội tạng.
Theo số liệu của WHO, tính đến ngày 30 tháng 4 năm 2024 đã có tới hơn 7,6 triệu ca sốt xuất huyết được báo cáo, bao gồm 3,4 triệu ca được ghi nhận với hơn 16.000 ca nặng và trên 3.000 ca tử vong. Nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết là tương tự giữa các khu vực, quốc gia, lãnh thổ và các vùng trong cùng một quốc gia. Các yếu tố liên quan đến nguy cơ dịch sốt xuất huyết ngày càng gia tăng và lây lan sang các quốc gia khác bao gồm:
- Mùa truyền bệnh sốt xuất huyết bắt đầu sớm và dịch bệnh kéo dài hơn ở các vùng lưu hành;
- Thay đổi sự phân bố và gia tăng sự đa dạng của các vectơ (Aedes aegypti và Aedes albopictus);
- Hậu quả của biến đổi khí hậu và các hiện tượng như El Nino, La Nina dẫn đến lượng mưa lớn, độ ẩm, nhiệt độ tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho sản sinh và lây truyền virus;
- Những thay đổi về kiểu huyết thanh lưu hành trong một quốc gia sẽ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cộng đồng;
- Sự di chuyển của người bị nhiễm bệnh và hàng hóa có thể mang theo véc tơ lây truyền bệnh.
Nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết là tương tự giữa các khu vực, quốc gia, lãnh thổ và các vùng trong cùng một quốc gia.
Hiện nay tình trạng lây truyền sốt xuất huyết xuất hiện ở 90 quốc gia, tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp này đều được báo cáo chính thức. Ngoài ra, nhiều quốc gia lưu hành dịch bệnh không có cơ chế và hệ thống giám sát nghiêm ngặt nên gánh nặng thực sự của bệnh sốt xuất huyết bị đánh giá thấp, thậm chí xem nhẹ.
Để kiểm soát sự lây truyền bệnh một cách hiệu quả hơn, chúng ta cần:
- Giám sát sốt xuất huyết chặt chẽ theo thời gian để giải quyết những lo ngại về các ca bệnh tiềm ẩn không được phát hiện kịp thời.
- Tránh việc chẩn đoán sai như các loại arbovirus khác.
Những yếu tố trên có thể góp phần làm lây lan bệnh đồng thời tạo ra nguy cơ tiềm ẩn lây truyền tại các quốc gia không có sốt xuất huyết lưu hành.
WHO đã thiết lập hệ thống giám sát sốt xuất huyết trên toàn cầu với báo cáo hàng tháng trên tất cả các khu vực nhằm tăng cường giám sát và theo dõi các xu hướng bệnh cũng như tỷ lệ mắc.
Với quy mô bùng phát dịch sốt xuất huyết hiện nay, nguy cơ lây lan giữa các quốc gia sâu rộng hơn và thực sự phức tạp. Do đó sốt xuất huyết vẫn là mối đe dọa toàn cầu đối với sức khỏe cộng đồng.