3 kịch bản cho việc phát triển hệ thống xe buýt điện tại Hà Nội

0
0

 - Kịch bản 1: Toàn bộ 100% xe buýt điện, tổng nguồn lực là 52.354 tỷ đồng; Kịch bản 2: 70% xe buýt điện, 30% xe buýt LNG/CNG, tổng nguồn lực là 47.003 tỷ đồng; Kịch bản 3: 50% xe buýt điện; 50% xe buýt LNG/CNG), tổng nguồn lực là 43.940 tỷ đồng.

xe buýt điện hà nội
 

Tờ trình về việc ban hành Nghị quyết thông qua Đề án “Phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội” cho biết, theo Kế hoạch chuyển đổi phương tiện buýt sử dụng năng lượng điện, năng lượng xanh, tỷ lệ phương tiện xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh đặt mục tiêu, đến năm 2030: Đạt khoảng 70-90% và đến năm 2033 đạt 100%.

Cụ thể, việc chuyển đổi đưa ra 3 kịch bản tới năm 2033. Theo đó, Kịch bản 1: Toàn bộ 100% xe buýt điện, tổng nguồn lực là 52.354 tỷ đồng; Kịch bản 2: 70% xe buýt điện, 30% xe buýt LNG/CNG, tổng nguồn lực là 47.003 tỷ đồng; Kịch bản 3: 50% xe buýt điện; 50% xe buýt LNG/CNG), tổng nguồn lực là 43.940 tỷ đồng.

Để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn, trước mắt, UBND Thành phố đề xuất: Lựa chọn thực hiện theo Kịch bản 3 (50% xe buýt điện; 50% xe buýt LNG/CNG) và khi điều kiện cho phép phấn đấu thực hiện theo Kịch bản 2 (70% xe buýt điện; 30% xe buýt LNG/CNG). Sau năm 2040, thực hiện theo Kịch bản 1 (100% xe buýt điện).

Theo ông Phạm Ngọc Thảo, Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, việc phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng sẽ buýt sử dụng điện, năng lượng xanh có thể coi là một cuộc cách mạng, bước đột phá quan trọng đối với giao thông đô thị của Hà Nội mang lại nhiều lợi ích cũng như nhiều khó khăn.

Việc này đòi hỏi sự quyết tâm cao cũng như sự chỉ đạo, lãnh đạo sâu sát của Thành ủy, chính quyền Thành phố, của cơ quan quản lý chuyên ngành và sự ủng hộ tích cực của Nhân dân.

Để thực hiện tốt Đề án, ông Phạm Ngọc Thảo đề nghị HĐND, UBND và các cơ quan của Thành phố làm rõ thêm các căn cứ để xác định lộ trình thực hiện các nội dung liên quan của Nghị quyết như: Lộ trình chuyển đổi phương tiện, lộ trình đầu tư hạ tầng cơ sở trạm sạc điện và cung cấp năng lượng sạch…

Bên cạnh đó, cần bổ sung việc tính toán dự kiến diện tích đất cần thiết để xây dựng các trạm điện phục vụ sạc điện cho phương tiện giao thông công cộng trước mắt và lâu dài khi loại bỏ phương tiện toàn Thành phố.

PGS.TS Doãn Minh Tâm, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ GTVT cho biết: Về mặt lý thuyết, trong khu vực nội thành, xe buýt chỉ hoạt động được trên các tuyến đường cấp đô thị và cấp khu vực tại Hà Nội, chiếm khoảng 30-35% tổng chiều dài đường đô thị trong 12 quận nội thành và một số tuyến ngoại thành.

Điều đó cho thấy, Hà Nội tuy là một Thành phố lớn, đông dân trên thế giới nhưng lại là Thành phố có mạng lưới cơ sở hạ tầng thuộc loại còn lạc hậu và thực sự thiếu cơ sở hạ tầng đường bộ để phát triển đô thị và giao thông đô thị.

Theo TS Doãn Minh Tâm, hiện nay, Hà Nội đang thiếu trầm trọng điều kiện số một dành cho phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng. Đó là cơ sở hạ tầng đường bộ để đóng vai trò định hướng chủ đạo trong phát triển đô thị.

“Đây là vấn đề lớn cần rà soát và bổ sung, sửa đổi trong quy hoạch phát triển mạng lưới đường giao thông và quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Vì vậy, để đạt được tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội từ 45-50% vào năm 2030, ngoài yêu cầu phải lập Đề án chuyển đổi xe buýt sang sử dụng năng lượng xanh, còn phải tăng số lượng, tăng tuyến để tăng được năng lực vận chuyển đạt tới mức 4-5 triệu lượt người/ngày; tức là gấp 4-5 lần so với năng lực hiện nay.” TS Doãn Minh Tâm phân tích.

Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ GTVT cho rằng, Thành phố cần lập tiếp Đề án riêng để phát triển đội xe buýt của Thành phố và đặc biệt, cần phải mở rộng và phát triển hệ thống các tuyến đường bộ, đường đô thị để đủ điều kiện cho khoảng 5.000 xe buýt hoạt động từ nay đến năm 2030.

Liên quan đến Đề án “Phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”, Phó Giám đốc Sở GTVT Đào Việt Long cho hay, Sở GTVT đã nhiều lần làm việc với các cơ quan chức năng, doanh nghiệp để ban hành Đề án này với mục tiêu vừa chuyển đổi vừa phát triển theo từng giai đoạn cụ thể.

“Sở GTVT đã xác định được nguồn lực thực hiện, đó là ngân sách nhà nước và doanh nghiệp. Sở sẽ tiếp thu toàn bộ các nội dung liên quan đến đề án và cùng với đơn vị tư vấn hoàn thiện để trình HĐND Thành phố.” – ông Đào Việt Long nói.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.