Công bố Báo cáo giám sát giáo dục toàn cầu năm 2023 cho khu vực Đông Nam Á

0
0

Ngày 24/5, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và UNESCO Hà Nội chủ trì, phối hợp với Nhóm Chủ nhiệm Báo cáo Giám sát Giáo dục Toàn cầu tại Trụ sở UNESCO và Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) tổ chức Lễ công bố Báo cáo giám sát giáo dục toàn cầu năm 2023 cho khu vực Đông Nam Á. 

 

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết: Chính phủ Việt Nam, Bộ GDĐT trong quá trình hoạch định chính sách luôn coi công nghệ là yếu tố then chốt để thúc đẩy phát triển giáo dục, từ những chính sách quốc gia toàn diện, nhất quán, đến những đề án cụ thể đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và quá trình chuyển đổi số trong ngành GDĐT, để thực hiện thành công Mục tiêu Phát triển bền vững 4 của Liên Hợp Quốc.

Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đưa công nghệ vào giáo dục, triển khai nhiều chương trình giảng dạy trực tuyến, học tập từ xa, ứng dụng phần mềm hỗ trợ giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và tạo điều kiện thuận lợi cho người học.

Thứ trưởng nhấn mạnh, Việt Nam với khoảng 100 triệu dân, lực lượng học sinh, sinh viên là 24 triệu, cùng điều kiện địa lý đa dạng, gặp khó khăn trong tiếp cận công bằng trong giáo dục, nhất là liên quan đến chuyển đổi số. Đại dịch Covid-19 vừa qua đã giúp ngành giáo dục nhận ra tầm quan trọng của bình đẳng, công bằng trong tiếp cận giáo dục, nhất là đối với khu vực vùng sâu vùng xa, miền núi. Hoạch định các chính sách và chiến lược chú trọng nhiều đến các nhóm đối tượng yếu thế như trẻ dân tộc thiểu số, trẻ khuyết tật luôn là một trong các ưu tiên hàng đầu.

Hoan nghênh vai trò tham gia của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam khi thực hiện một trong 9 nghiên cứu điển hình quốc gia làm chất liệu đầu vào quan trọng cho báo cáo khu vực, Thứ trưởng nhận định: Sự kiện công bố hôm nay là cơ hội quý báu để chúng ta cùng lắng nghe, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận về những chiến lược, giải pháp nhằm phát huy tối đa vai trò của công nghệ trong giáo dục và đào tạo với sự tham gia tất cả các bên liên quan từ những nhà quản lý, nhà nghiên cứu, thầy cô giáo và các tổ chức xã hội, để tìm ra những hướng đi mới, sáng tạo và hiệu quả hơn để công nghệ thực sự trở thành công cụ hữu ích và công bằng cho mọi đối tượng trong lĩnh vực giáo dục.

Qua sự kiện công bố, Thứ trưởng kỳ vọng, Việt Nam sẽ xây dựng được một cộng đồng giáo dục mạnh mẽ, đoàn kết, cùng nhau thúc đẩy sự phát triển bền vững của giáo dục trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Ông Jonathan Baker, Đại diện UNESCO tại Việt Nam cho biết: Một thách thức quan trọng là làm thế nào để giải quyết vấn đề "khoảng cách số" dai dẳng trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Mặc dù công nghệ đã được chứng minh là hữu ích để đảm bảo tính liên tục của giáo dục ngay cả trong thời kỳ đại dịch, nhưng các câu hỏi về mức độ và cách thức công nghệ tác động đến việc học cũng đáng được nghiên cứu và tìm hiểu thêm.

Ông Manos Antoninis, Chủ nhiệm Báo cáo Giám sát Giáo dục Toàn cầu chia sẻ: Báo cáo là nguồn tài liệu độc đáo để định hướng quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam và trong khu vực, đồng thời đảm bảo rằng người học là trung tâm của mọi quyết định sử dụng công nghệ trong môi trường giáo dục.

Báo cáo Giám sát Giáo dục Toàn cầu 2023 với chủ đề "Công nghệ trong giáo dục: Công cụ cho những đối tượng nào?" của UNESCO cung cấp nguồn thông tin về thành tựu giáo dục các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đồng thời nêu ra thách thức về tiếp cận và bảo đảm công bằng công nghệ. Báo cáo cũng đặt ra câu hỏi cho chính các nhà giáo dục về: mục đích của sử dụng công nghệ, tại sao phải sử dụng chúng và sử dụng chúng như thế nào để đảm bảo một nền giáo dục công bằng và có chất lượng, không bỏ ai lại phía sau.

Tại lễ công bố, GS.TS. Lê Anh Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Trưởng nhóm nghiên cứu báo cáo trường hợp của Việt Nam làm chất liệu đầu vào cho Báo cáo giám sát giáo dục khu vực Đông Nam Á 2023, chia sẻ về thực trạng sử dụng công nghệ trong lớp học: Hơn 70% học sinh phổ thông cho rằng các ứng dụng công nghệ rất có lợi cho việc học của họ. Hơn 95% giáo viên tin rằng việc tích hợp công nghệ vào giảng dạy giúp cải thiện kết quả và thành tích học tập của học sinh, tăng sự hứng thú và động lực, đồng thời thúc đẩy tính tự chủ trong học tập của các em.

Ông Jonathan Baker, Đại diện UNESCO tại Việt Nam phát biểu tại buổi lễ
Ông Jonathan Baker, Đại diện UNESCO tại Việt Nam phát biểu tại buổi lễ

“Việc tham gia vào nghiên cứu báo cáo trường hợp của Việt Nam cho ấn phẩm Báo cáo giám sát giáo dục Khu vực Đông Nam Á 2023 của UNESCO thực sự là cơ hội quý báu không chỉ cho các nhà nghiên cứu mà còn cả các nhà hoạch định chính sách cùng phân tích các dữ liệu để hoạch định các chiến lược, chính sách nhằm thúc đẩy công nghệ góp phần chuyển đổi giáo dục”, Viện trưởng Lê Anh Vinh nhấn mạnh.

Tại sự kiện, các đại biểu đã chia sẻ những phát hiện và phân tích sâu từ cả quan điểm khu vực và quốc gia, đồng thời thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển công nghệ, tận dụng công nghệ trong giáo dục nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Mục tiêu Phát triển bền vững 4 ở Việt Nam.


Ý kiến bạn đọc


Người phụ nữ Hà Nội bị lừa gần 800 triệu đồng vì đầu tư "sàn tài chính online"

(VnMedia) - Thời gian qua, Công an Thành phố Hà Nội đã liên tục cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi tham gia đầu tư các sàn giao dịch tài chính online. Với lời quảng cáo đầu tư sinh lời, lãi xuất cao đánh vào tâm lý nhiều nhà đầu tư muốn kiếm tiền nhanh chóng...

Phát hiện lỗ hổng RCE nghiêm trọng trong Công cụ cơ sở hạ tầng AI của Ollama

(VnMedia) - Các nhà nghiên cứu bảo mật đã tiết lộ chi tiết về một lỗ hổng bảo mật hiện đã được vá ảnh hưởng đến nền tảng cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo (AI) nguồn mở Ollama có thể bị khai thác để thực thi mã từ xa (RCE).

Giá vàng liên tục trồi sụt, vàng nhẫn vẫn giữ mức cao

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (26/6), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều giảm gần 12 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu vẫn duy trì ở mức gần 76 triệu đồng/lượng.

Định danh và xác thực điện tử: Những quy định ai cũng cần biết

(VnMedia) - Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử các mức độ đối với công dân Việt Nam và đối với người nước ngoài; Trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử đối với cơ quan, tổ chức; Kích hoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử...

Một thẻ căn cước đăng ký được bao nhiêu sim VinaPhone chính chủ?

(VnMedia) - Theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, tất cả các nhà mạng đều yêu cầu người dùng phải đăng ký sim chính chủ. Vậy một thẻ Căn cước có thể đăng ký bao nhiêu sim VinaPhone chính chủ?