Đại biểu đề nghị đưa GIÁ ĐIỆN vào danh mục bình ổn giá

0
0

 - Chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi). Phát biểu thảo luận, Đại biểu Nguyễn Quốc Luận – Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đề nghị đưa giá điện vào danh mục bình ổn giá…

giá điện
 

Bổ sung giá điện vào danh mục bình ổn giá

Góp ý vào dự án Luật này, đại biểu Nguyễn Quốc Luận – Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái cho biết, về hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá được quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo dự thảo luận bao gồm 10 loại hàng hóa, dịch vụ, tuy nhiên, không bao gồm giá điện. Trong dự thảo Luật hiện nay, giá điện đang quy định tại Phụ lục 2 Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quy định giá.

Đại biểu đề nghị bổ sung giá điện vào Phụ lục số 1 vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá. Vì đây là hàng hóa, dịch vụ quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống người dân, liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp, tác động lớn đến kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân.

Theo đại biểu, thực tiễn thời gian qua cho thấy, loại hàng hóa này chỉ có tăng, không có giảm. Tuy nhiên, việc tăng giá điện này vẫn chưa đủ để bù đắp chi phí, dẫn đến ngành điện bị lỗ lớn, gây ra mất cân đối dòng tiền và kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Đại biểu Nguyễn Quốc Luận đề nghị, loại hóa này cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các giải pháp, biện pháp nhằm ổn định giá và đưa vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá thì hợp lý hơn.

Đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái
Đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái

Cần quy định giá tối đa cho sách giáo khoa

Phát biểu tại Nghị trường, Đại biểu Đỗ Văn Yên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung tại dự thảo Luật điều chỉnh cụm từ “giá dịch vụ giáo dục” thành “giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo” để thống nhất với quy định của Luật Giáo dục và Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo…

Quan tâm đến vấn đề giá sách giáo khoa, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy – đoàn TP Đà Nẵng cho biết, trước đây khi trao đổi về giá sách giáo khoa, đại biểu đã nêu lên một thực tế là việc mua sách giáo khoa trở thành gánh nặng cho nhiều phụ huynh học sinh. Nguyên nhân chính là do các đơn vị phát hành sách thông qua nhà trường bao giờ cũng bán kèm sách giáo khoa với một số lượng sách tham khảo rất lớn.

Do đó, đại biểu hoan nghênh Bộ Giáo dục - Đào tạo đã tiếp thu ý kiến của đại biểu để  ban hành chỉ thị yêu cầu chấm dứt tình trạng đóng gói chung sách giáo khoa và sách tham khảo để buộc học sinh mua sách tham khảo dưới bất kỳ hình thức nào. Đại biểu ghi nhận qua theo dõi thực tế cho thấy về cơ bản chỉ thị đã được thực hiện nghiêm túc.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nêu rõ, tại Kỳ họp thứ 4, trong phiên thảo luận ở hội trường cũng đã đề nghị Luật Giá (sửa đổi) giao Chính phủ quy định giá sách giáo khoa dưới hình thức khung giá bao gồm giá tối đa và giá tối thiểu như đối với các mặt hàng khác được Nhà nước định giá. Bộ trưởng Bộ Tài chính - Trưởng Ban soạn thảo Hồ Đức Phớc đã phát biểu trước Quốc hội tiếp thu ý kiến này. Tuy nhiên, khi nghiên cứu dự thảo Luật trình ra Quốc hội lần này để xem xét thông qua, dự thảo không phản ánh ý kiến tiếp thu và Ban soạn thảo cũng không có giải trình ý kiến này.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy dẫn lại các quy định có trong Nghị quyết số 29 của Trung ương Đảng, Nghị quyết số 88 của Quốc hội về đổi mới Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông quy định thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa. Tuy nhiên, Luật Giáo dục sửa đổi năm 2019 thể hiện quan điểm khác với Nghị quyết 88 khi không trao quyền lựa chọn sách giáo khoa cho cơ sở giáo dục mà trao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Đại biểu đề nghị trong trường hợp Quốc hội nhận thấy chủ trương xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa mà Quốc hội khóa XIII đề ra có nhiều bất cập thì nên sửa Nghị quyết 88 chấm dứt việc thực hiện chủ trương này. Trong trường hợp ngược lại thì Quốc hội nên bổ sung những quy định cần thiết trong Luật Giá để bảo đảm sự nhất quán về chủ trương. Đại biểu đề nghị cần giải trình, làm rõ những vấn đề đã nêu trên.

 

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Nắng nóng khủng khiếp, cao hơn 42- 43 độ C ở nhiều khu vực

(VnMedia) - Nhiệt độ lúc 13h chiều ngày 28/4 có nơi trên 41 độ như: Yên Châu (Sơn La) 41.8 độ, Hương Khê (Hà Tĩnh) 42.4 độ, Đồng Hới (Quảng Bình) 42.0 độ, Đông Hà (Quảng Trị) 43.2 độ, Ba Tơ (Quảng Ngãi) 41.0 độ

Nhóm tấn công FIN7 sử dụng mã độc backdoor tấn công ngành công nghiệp ô tô tại Mỹ

(VnMedia) - Nhóm tấn công FIN7, nổi tiếng với các chiến dịch spear-phishing, đã nhằm vào ngành công nghiệp ô tô ở Mỹ để phát tán mã độc Carbanak (hay Anunak).

Mách bạn cách thanh toán nhanh chóng và tiện lợi cùng VNPT Money

(VnMedia) – Với 2 nguồn tiền chính bao gồm ví điện tử và tiền di động Mobile Money, khách hàng có thể dễ dàng dùng VNPT Money để thanh toán, nạp, nhận, chuyển tiền mọi lúc, mọi nơi nhưng vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho giao dịch.

Giá vàng tiếp tục tăng, vàng nhẫn tròn trơn vươn lên mức cao

(VnMedia) - Chốt phiên làm việc rạng sáng nay (27/4), giá vàng giao ngay tại thị trường New York tiếp tục tăng hơn 7 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng nhẫn tròn trơn đã tăng vọt qua mốc 76 triệu đồng/lượng khi khép lại phiên làm việc cuối ngày hôm qua (26/4).

Tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn, chạy quá tốc độ dịp nghỉ lễ 30/4-01/5

(VnMedia) - Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2024, Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn, ma tuý; Chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, “cơi nới” thùng xe và chở quá vạch dấu mớn nước an toàn...