Nhiều học kỳ quân đội, khóa tu chưa đảm bảo an toàn, quyền riêng tư của trẻ

0
0

 - “Khi Cục Trẻ em khảo sát một số chương trình như học kỳ quân đội, khoá tu... chúng tôi phát hiện một số vấn đề về cơ sở vật chất, chương trình, và các hành vi chưa đảm bảo các vấn đề an toàn, quyền riêng tư, quyền tham gia của trẻ.” - Phó Cục trưởng Cục Trẻ em cho biết.

Ngày 12/4, Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD), Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Quốc tế tổ chức tập huấn hướng dẫn Thông tư số 27/2022/TT-BLĐTBXH được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành ngày 28/12/2022 về hướng dẫn sự tham gia của trẻ em vào hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục.

Phát biểu khai mạc, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chia sẻ:

“Công tác bảo đảm quyền trẻ em, giảm thiểu nguy cơ tổn hại tới sự an toàn, tham gia và phát triển của trẻ em là vô cùng quan trọng. Các hoạt động ngoài gia đình và cơ sở giáo dục, nguy cơ của trẻ em gặp rủi ro sẽ cao hơn, đặc biệt là trong bối cảnh các chương trình giáo dục, chương trình trại hè trong nước – quốc tế, học kỳ quân đội – cảnh sát, khoá tu, v.v. nở rộ trong dịp hè để phục vụ nhu cầu học tập vui chơi trong kỳ nghỉ hè.”

Theo bà Nga, các chương trình ngoại khoá rất tốt nhưng việc đảm bảo quyền của trẻ em khi tham gia các chương trình này vẫn còn một số hạn chế, bất cập.

“Khi Cục Trẻ em khảo sát một số chương trình như học kỳ quân đội, khoá tu, v.v, chúng tôi phát hiện một số vấn đề về cơ sở vật chất, chương trình, và các hành vi chưa đảm bảo các vấn đề an toàn, quyền riêng tư, quyền tham gia của trẻ, v.v.” - Phó Cục trưởng Cục Trẻ em nêu ví dụ.

Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Bà Nga cho biết, thông tư 27/2022/TT-BLĐTBXH về hướng dẫn sự tham gia của trẻ em vào hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục được ban hành để kịp thời hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân và gia đình về sự tham gia của trẻ em trong các hoạt động ngoài gia đình và cơ sở giáo dục giúp đảm bảo quyền của trẻ em, đảm bảo môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện, bình đẳng, không phân biệt đối xử, kỳ thị.

“Khi trẻ em gái tham gia học kỳ quân đội, cần phải bảo đảm để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các em gái, hoặc việc đảm bảo sức khoẻ dinh dưỡng cho các em là rất quan trọng. Các trại hè được tổ chức nếu Ban tổ chức không có đủ các kiến thức cụ thể, trẻ em có thể gặp các rủi ro liên quan đến vấn đề ngộ độc thực phẩm, đuối nước hay tai nạn thương tích, không đảm bảo sức khoẻ tham gia các hoạt động, bị vi phạm quyền riêng tư, thậm chí bị bạo lực xâm hại trẻ em.” - Bà Nga nêu rõ.

Theo Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Thông tư 27/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cụ thể về quyền trẻ em, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em khi trẻ em tham gia vào hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục. Đặc biệt, Thônng tư quy định rõ: “Trẻ em có quyền tham gia hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục trong trường hợp cơ sở, địa điểm mà trẻ em tham gia bảo đảm: an toàn, thân thiện, phù hợp với lứa tuổi, giới tính của trẻ em; phòng nghỉ, khu vực vệ sinh cá nhân phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em trong đó có trẻ em khuyết tật; bảo đảm dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ em. Đồng thời, trẻ em có quyền hủy bỏ việc tham gia nếu trẻ em thấy hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục không đáp ứng hoặc không phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của trẻ em. Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm tôn trọng ý kiến, nguyện vọng của trẻ em”.

Thông tư cũng quy định rõ Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục; và đặc biệt cả Trách nhiệm của hướng dẫn viên, điều phối viên, tình nguyện viên, người phụ trách trẻ em, giảng viên tham gia hoạt động có sự tham gia của trẻ em và hướng dẫn Chương trình, nội dung hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục.

Hướng dẫn thực hiện quyền tham gia và bí mật đời sống riêng tư của trẻ em, bà Phạm Thị Thuỷ, phụ trách Phòng phát triển tham gia của trẻ em, Cục Trẻ em chia sẻ:

“Chúng ta vẫn nói đến quyền tham gia của trẻ, nhưng không thể chỉ hiểu chung chung, không hiểu rõ các quy định, phương pháp và cách thức để thúc đẩy sự tham gia của trẻ.

Khi thực hiện các hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục, các tổ chức doanh nghiệp cần nắm chắc các nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của trẻ như đảm bảo trẻ hoàn toàn tự nguyện chủ động tham gia; phù hợp quy định pháp luật, mọi trẻ đều được bình đẳng và đảm bảo bí mật riêng tư, các nội dung chương trình phải phù hợp với độ tuổi, giới tính trẻ đặt lợi ích của trẻ lên trên hết, đảm bảo môi trường an toàn, thân thiện bình đẳng, có cơ chế ghi nhận, phản hồi các yêu cầu của trẻ.

Đặc biệt, chúng ta phải nhớ nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ. Lợi ích của trẻ em cần được đặt lên trên hết chứ không phải lợi ích của cha mẹ hay tổ chức, doanh nghiệp tổ chức các chương trình ngoài gia đình, cơ sở giáo dục”.

Thảo luận về tổ chức các hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình và ngoài cơ sở giáo dục, các đại biểu chia sẻ các thuận lợi, khó khăn và các giải pháp trong quá trình triển khai thực hiện, thuận lợi, khó khăn, kiến nghị, giải pháp…..

Đại diện Ban công tác Thanh niên - Bộ Quốc phòng chia sẻ, các chương trình học kỳ quân đội để giới thiệu, bồi dưỡng cho các bạn trẻ về lịch sử, quân đội, vũ khí và các hoạt động nâng cao thể lực qua các trò chơi quân đội, bài thể dục và các quy tắc và kỹ năng an toàn như kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước, v.v. các kỷ luật tác phong ăn ở, kỷ luật ngăn nắp. Việc áp dụng thông tư sẽ giúp việc vận hành được thực hiện hiệu quả hơn, bảo về quyền của trẻ em.

 

Đại diện chùa Đình Quán cho biết, việc tham gia tập huấn sẽ giúp cho chùa Đình Quán thực hiện tốt hơn các khoá tu cho trẻ. Thông tư có các hướng dẫn hoàn toàn phù hợp và chùa Đình Quán nhờ đó đánh giá lại hoạt động tổ chức khoá tu của Chùa Đình Quán đảm bảo các tiêu chí bảo vệ trẻ em. Chùa Đình Quán luôn nỗ lực cân đối các nội dung giáo dục, kể cả giáo dục về chủ đề Phật giáo phải phù hợp với độ tuổi, tâm sinh lý và nhu cầu và nhận thức của trẻ em.

Sư Lỗ Nghiêm chia sẻ: “Quyền riêng tư của trẻ em cũng rất là quan trọng và các em cũng có quyền có quan điểm, tiếng nói của riêng mình. Khi trẻ em có tâm sự, phải cân nhắc đến việc chia sẻ, trao đổi phản hồi trẻ, không thể đem các vấn đề của các em ra nói trước mọi người. Khi chụp ảnh khoá tu cũng cần có các tiêu chí lựa chọn các bức ảnh nào được phép sử dụng khi nào không đảm bảo quyền riêng tư của trẻ”.

Sư cô Lỗ Nghiêm
Sư cô Lỗ Nghiêm chia sẻ tại buổi tọa đàm

Việc đảm bảo thực hiện Thông tư, đảm bảo thực hiện quy định pháp luật là giúp Đình Quán và các tổ chức doanh nghiệp thực hiện được tốt hơn các công việc, sứ mệnh của mình.

Các đại biểu cũng trao đổi một số các khó khăn để thực hiện quyền trẻ em được chia sẻ như: thông tư quy định việc trẻ em có quyền xin về, dừng tham gia các hoạt động nhưng nếu vừa tới trẻ đã đòi về thì không kịp có quá trình cho trẻ thích ứng môi trường mới, một số hoạt động khó đảm bảo quyền riêng tư cảu trẻ, ngoài ra, các phương pháp kỷ luật trẻ khi trẻ vi phạm các quy định nên như thế nào, v.v.

Các chuyên gia về quyền trẻ em đã cùng thống nhất trao đổi các giải pháp về đảm bảo thông tin, sự tham gia của trẻ để trẻ nhận thức, nêu ý kiến và được chuẩn bị tâm thế ngay từ khi chuẩn bị tham gia các hoạt động; trong quá trình tham gia, trẻ cũng có quyền thảo luận về các nội quy, đề xuất các phương pháp kỷ luật được thống nhất, phù hợp với trẻ. Ngoài ra, các tổ chức doanh nghiệp cũng cần thống nhất các phương pháp giáo dục, cách tiếp cận với trẻ em và cả cha mẹ.

Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD kết luận: “Đảm bảo quyền tham gia của trẻ không chỉ là việc tuân thủ pháp luật, đảm bảo quyền mà còn chính là phương pháp để đảm bảo sự an toàn, hiệu quả học tập, vui chơi cho trẻ, vì lợi ích tốt nhất của trẻ. Tôi tin rằng việc phổ biến nội dung của Thông tư 27 cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác về trẻ em tới rộng rãi các tổ chức, doanh nghiệp, cả trẻ em và phụ huynh sẽ góp phần giúp nâng cao nhận thức và thực hành để mỗi bên liên quan đều ý thức và trách nhiệm trong việc tạo môi trường an toàn, bình đẳng, thân thiện cho sự phát triển toàn diện của trẻ em Việt Nam”.

Tập huấn sẽ được Cục Trẻ em, Bộ LĐTBXH sẽ tiếp tục phối hợp với Viện MSD và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em quốc tế và các tổ chức đối tác khác tiếp tục tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 13/4/2023 và các tỉnh thành khác.

Tuệ Khanh

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.