Hà Nội: Giải ngân dự án hạ tầng cấp thoát nước chỉ đạt 1,1%

0
0

 - Ban Kinh tế - Ngân sách thành phố Hà Nội cho biết, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong lĩnh vực cấp thoát nước trong 11 tháng qua chỉ đạt 1,1%, ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ giải ngân chung của Thành phố; một số đơn vị chưa giải ngân như Sở Xây dựng, Công an Thành phố Hà Nội...

Theo báo cáo Thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách thành phố Hà Nội về thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022 thì kế hoạch vốn giao là 51.582,9 tỷ đồng và kết quả, đến ngày 31/10/2022 giải ngân đạt 21.633,9 tỷ đồng, đạt 42,4% kế hoạch đã giao, thấp hơn so với mức bình quân chung của cả nước (51,34%).

Một số lĩnh vực giải ngân khá so với mức bình quân chung của Thành phố là văn hóa (63,1%); hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước (57,9%). Lĩnh vực giải ngân thấp là Môi trường (19,8%), nông nghiệp, đê điều thủy lợi (20,3%). Lĩnh vực thấp nhất là hạ tầng cấp thoát nước (1,1%) và An ninh trật tự, an toàn xã hội (3%).

“Những đơn vị có tỷ lệ giải ngân thấp, ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ giải ngân chung của Thành phố là Sở Tài nguyên và Môi trường (0,5%), Bảo tàng Hà Nội (6,3%), Sở NN&PTNT 28,3%).” – báo cáo nêu rõ.

Đặc biệt, theo báo cáo của Kho bạc nhà nước TP Hà Nội, đến hết tháng 10/2022, còn một số đơn vị chưa giải ngân như Sở Xây dựng, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội, Cục Hậu cần (Bộ Công An), Cục Công tác Đảng và Công tác Chính trị - X03, Công an Thành phố Hà Nội.

Trước thực trạng trên, Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND Thành phố đề nghị UBND Thành phố cần tập trung chỉ đạo, đôn đốc sát sao hơn nữa vối  nhóm lĩnh vực có tỷ trọng vốn giao lớn trên địa bàn.

Ngoài ra, theo báo cáo Thẩm tra, kết quả giải ngân kế hoạch năm 2021 kéo dài thực hiện trong năm 2022 cũng đạt thấp, đến ngày 31/10/2022 chỉ đạt 37,9% kế hoạch, trong đó cấp Thành phố đều giải ngân thấp hơn cấp huyện.

cấp thoát nước
Giải ngân dự án hạ tầng cấp thoát nước chỉ đạt 1,1% - Ảnh minh họa

Làm rõ tình trạng cùng cơ chế nhưng có đơn vị giải ngân cao, đơn vị giải ngân thấp

Thống nhất với đánh giá và nhận diện 10 vấn đề tồn tại và nguyên nhân chính có tác động trực tiếp đến tiến độ giải ngân mà UBND Thành phố nêu, tuy nhiên, Ban Kinh tế - Ngân sách lưu ý, những tồn tại này đã được xác định từ nhiều năm nhưng chưa được giải quyết triệt để, nhiều trường hợp vẫn thuộc trách nhiệm chủ quan của các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, quản lý dự án dẫn đến tình trạng dự án chậm, phải điều chỉnh dự án nhiều lần, đặc biệt là tồn tại xuất phát từ công tác chuẩn bị đầu tư chậm và chất lượng chưa cao.

Cụ thể, theo báo cáo của UBND Thành phố, 62 dự án đến hết năm 2022 là hết thời gian thực hiện chưa được gia hạn để tiếp tục bố trí vốn thực hiện năm 2023; 156 dự án được HĐND Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng đến thời điểm hiện nay mới có 47 dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Cũng theo Báo cáo Thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách, công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện của các dự án chậm cũng là nguyên nhân của việc chậm phân bổ chi tiết kế hoạch vốn.

Nhấn mạnh các công trình trọng điểm của Thành phố là những công trình quan trọng, có ý nghĩa tác động lớn đến văn hóa, phát triển kinh tế xã hội, Ủy ban Kinh tế - Ngân sách đề nghị UBND Thành phố đánh giá tình  hình thực hiện các công trình trọng điểm đã được bố trí vốn thực hiện năm 2022, bổ sung các giải pháp nhằm đẩy nhanh thời gian thực hiện các công trình trọng điểm theo đúng tiến độ được duyệt.

Ban Kinh tế - ngân sách cũng nhấn mạnh: Việc đến hết tháng 11 chỉ giải ngân đạt 52,9% là nội dung cần được quan tâm chỉ đạo quyết liệt trong thời gian còn lại của kỳ hạch toán niên độ năm 2022. Việc phải điều chỉnh kế hoạch nhưng tỷ lệ giải ngân vẫn thấp là tồn tại nhiều năm nay. Đề nghị Thành phố chỉ đạo rà soát, phân loại các dự án theo từng nhóm nguyên nhân để làm cơ sở đánh giá khả năng giải ngân thực tế, trên cơ sở đó xác định các nhóm giải pháp, chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết liệt các giải pháp đề ra.

Đặc biệt, Ban Kinh tế - Ngân sách đề nghị UBND Thành phố làm rõ nguyên nhân với cùng một cơ chế chính sách nhưng có đơn vị giải ngân cao, có đơn vị giải ngân thấp, nhất là nguyên nhân của tình trạng cùng một chủ đầu tư nhưng giải ngân vốn cấp huyện cao hơn nhiều so với cấp Thành phố (như Mỹ Đức, Thanh Oai, Sóc Sơn…).

Ban Kinh tế - Ngân sách thống nhất sự cần thiết cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn 2022 của một số dự án sang 2023 do ảnh hưởng của dịch bệnh và những nguyên nhân khách quan không thể khắc phục được trong năm 2022. Tuy nhiên, Ban đề nghị UBND Thành phố cần có các giải pháp đôn đốc, chỉ đạo quyết liệt giải ngân đối với những dự án này, không để tình trạng giải ngân thấp tương tự đối với các dự án bố trí vốn năm 2021 được kéo dài và giải ngân vốn sang năm 2022.


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.