Xe dù, bến cóc hoành hành khiến doanh nghiệp vận tải thua lỗ

0
0

 - Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, với sự hoành hành của xe dù, bến cóc dẫn đến việc cạnh tranh không bình đẳng, nhiều tuyến cố định đã bị dừng; Nhiều tuyến phải giảm tần suất xe và các doanh nghiệp vận tải đang thua lỗ…

xe dù bến cóc
 

Nhiều doanh nghiệp bỏ tuyến chuyển sang chạy xe dù

Trao đổi tại buổi tọa đàm “Giải pháp nào xóa xe dù, bến cóc?” do Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ tổ chức ngày 23/11, ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam nhấn mạnh: Việc hợp đồng vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe đón khách tại nhà và đặt chỗ bán vé cho từng khách hoặc xe đi ghép chính là "xe dù".

Theo ông Dũng, những xe này vẫn đi theo tuyến cố định nhưng lại không vào bến đón trả khách mà đón trả khách theo yêu cầu. Loại hình này đang phát triển ngày càng cao, càng nhiều, từ một xe, 2 xe rồi 3 xe, từ xe 9 ghế đến xe giường nằm, từ địa bàn một tỉnh đến địa bàn nhiều tỉnh.

“Tình trạng này đã làm cho quy hoạch luồng tuyến, quy hoạch bến xe bị phá vỡ, gây ra ùn tắc giao thông. Điều này đã xảy ra ở những thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội và cả Đà Nẵng. Và do cạnh tranh không bình đẳng nên nhiều tuyến cố định đã bị dừng. Nhiều tuyến phải giảm tần suất xe và các doanh nghiệp vận tải đang thua lỗ.” - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam phân tích.

Dẫn chứng cho phân tích nói trên, ông Dũng cho biết: Hiện nay theo thống kê của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, sản lượng của các tuyến cố định đã giảm từ 35-40%, công suất của bến xe giảm từ 18-30%. Nhiều doanh nghiệp đang có kế hoạch bỏ tuyến và chuyển sang chạy dù như trên nếu như tình trạng này không được giải quyết triệt để.

TS. Lưu Bình Nhưỡng (phải) và TS. Khuất Việt Hùng (trái) tại Tọa đàm - Ảnh: VGP
TS. Lưu Bình Nhưỡng (phải) và TS. Khuất Việt Hùng (trái) tại Tọa đàm - Ảnh: VGP

Bố trí bến cố định khó cho người dân

Phân tích về tình trạng xe dù bến cóc, TS. Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, sở dĩ có tình trạng đó là do hội chứng lợi ích.

“Những người phá vùng, phá tuyến, phá thể chế, phá rào cản, phá quy định và sẵn sàng hoạt động trên cơ sở tự thân, tự ý của mình đương nhiên làm ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội chứ không chỉ ảnh hưởng đến giao thông. Tôi cho rằng tất cả các vấn đề liên quan đến ách tắc, tai nại hoặc vấn đề bất bình đẳng như ông Dũng nói, hay vấn đề giảm sản lượng… đều gói gọn chung trong cái gọi là là "ý thức tuân thủ pháp luật thấp" và liên quan đến cả ý thức trách nhiệm của bản thân nhà xe, nhà khách, ý thức của tài xế, cơ chế phân chia lợi ích trong phạm vi nội bộ của công ty và doanh nghiệp vận tải.

Ngoài ra, theo TS. Lưu Bình Nhưỡng, còn có những vấn đề liên quan như những người giữ gìn pháp luật như cơ quan quản lý giao thông, lực lượng cảnh sát giao thông, cơ quan quản lý địa bàn, địa phương, người dân…

“Cho nên họ có đất sống. Rõ ràng có cả yếu tố bên trong và bên ngoài.” – TS. Lưu Bình Nhưỡng nêu quan điểm.

Đồng tình với TS. Lưu Bình Nhưỡng, TS. Khuất Việt Hùng bổ sung thêm một nguyên nhân nữa là việc tổ chức và bố trí những bến xe “tương đối khó, tương đối xa khu vực mà người dân đang sinh sống” và đó là một bất cập.

Thứ hai,theo TS. Khuất Việt Hùng, rất nhiều địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh không quan tâm bố trí các điểm đón, trả khách.

“Nghị định 86, mới đây là Nghị định 10 thiếu quy định là các địa phương phải quy hoạch và tổ chức những điểm đón, trả khách thuận tiện cho phục vụ những xe khách cố định, dẫn đến sự kém hấp dẫn của vận tải.” – ông Khuất Việt Hùng nêu rõ.

TS. Khuất Việt Hùng cũng cho rằng, xưa nay “cứ đổi lỗi cho lái xe, doanh nghiệp”, nhưng doanh nghiệp là những người kinh doanh, họ cầu lợi nên nhu cầu đó là hết sức xứng đáng, vấn đề là thực thi pháp luật như thế nào cho hiệu quả.

“Ở đây có cả lực lượng công an, giao thông là cơ quan xây dựng pháp luật, quản lý nhà nước về vận tải và có cả cơ quan tuần tra kiểm soát vi phạm giao thông. Hiện nay chúng ta khai thác tốt dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình thì chúng ta sẽ biết xe nào đăng ký vào bến, vào tuyến hay không, còn lại những xe khác như xe dù, xe kinh doanh vận tải… chạy ở đâu, đón ở đâu, trong chừng mực nào đó chúng ta xác định được.” – TS. Khuất Việt Hùng nói.

Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia nhấn mạnh: “Vấn đề đầu tiên là chúng ta phải làm tốt việc bảo vệ pháp luật và thực thi pháp luật.”

Bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Đường bộ, Bộ GTVT cho biết: Theo thống kê, xe tuyến cố định chỉ có 18.344 xe nhưng xe hợp đồng là 222.783 xe, gấp 12 lần so với xe cố định.

Điều này cho thấy, khi tuyến cố định không đáp ứng được nhu cầu đi lại thì người dân phải chuyển sang phương thức khác, hoặc là xe bus hoặc là xe hợp đồng.

“Chính cách tổ chức bến xe chưa hợp lý dẫn đến cơ hội cho những đơn vị hoặc cá nhân tạo ra bến cóc, xe dù hoạt động nhiều hơn.” – bà Hiền nói và thêm rằng, nhiều người vẫn giữ thói quen “tiện đâu đi đó” trong khi cơ quan chức năng bố trí điểm đón tập trung, bắt buộc người dân chỉ đến vị trí đó mới được đi xe công cộng.

“Hiện nay, tôi cũng đề nghị các thành phố cố gắng tổ chức các điểm đón trả khách trong đô thị, tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi, kết nối các phương thức vận tải hành khách công cộng.” – Phó Cục trưởng Cục Đường bộ, Bộ GTVT nêu ý kiến.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Những giọt nước mắt rơi khi xem Lễ truy điệu Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất

Trưa 26/7, tại Hội trường Thống Nhất, nhiều người dân sau khi đến viếng tại Hội trường Thống Nhất đã ở lại và xem trực tiếp Lễ truy điệu qua màn hình ti vi. Nhiều người dân đã không cầm được nước mắt trước những thông tin về Tổng Bí thư được cầu truyền hình trực tiếp từ Hà Nội.

Hình ảnh ngày thứ 2 Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 Sáng 26/7, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ 7 giờ đến 13 giờ tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà Đông Anh.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Đông Anh, Hà Nội

(VnMedia) - Ngày 25/7, tại Nhà Văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể huyện Đông Anh tổ chức trọng thể Lễ viếng theo nghi thức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.