Lệnh cấm biển từ Quảng Trị đến Bình Định, chuẩn bị sơ tán hơn 850 nghìn người

0
0

 - Để chuẩn bị ứng phó với siêu bão Noru, hiện các tỉnh từ Quảng Trị - Bình Định đã ban hành lệnh cấm biển. Các tỉnh từ Quảng Bình - Bình Thuận rà soát phương án sơ tán dân với tổng số 213.914 hộ/868.230 người…

Sáng sớm nay (26/9), bão Noru đã vượt qua khu vực phía Nam của đảo Lu-Dông (Phi-lip-pin), đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 4.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, Bão di chuyển nhanh 20-25km/h, mạnh lên cấp 13, giật cấp 16 trong ngày 27/9 và mạnh nhất cấp 13-14, giật cấp 17 (4h00/28/9) khi cách Đà Nẵng-Bình Định khoảng 170km về phía Đông.

Từ sáng sớm ngày 28/9, ven biển khu vực Đà Nẵng - Bình Định gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12, giật cấp 14-15. Cấp độ RRTT cấp 4: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định; Cấp 3: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai.   

Triều cường cao nhất thời điểm bão ảnh hưởng đến ven biển các tỉnh lúc 23h00 ngày 27/9 là 2,3m.

Hình ảnh từ cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai sáng nay
Hình ảnh từ cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai sáng nay

Trong khi đó, 3 ngày qua (từ 19h/22/9-19h/25/9), khu vực ven biển từ Thái Bình đến Hà Tĩnh và Nam Trung Bộ có mưa lớn 100-250mm, một số trạm mưa lớn như: Sầm Sơn (Thanh Hoá) 350mm, Quỳnh Lưu (Nghệ An) 302mm, Xuân Bình (Phú Yên) 236mm.

Cảnh báo, từ chiều 27/9 đến ngày 28/9 ở khu vực từ Trung Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên mưa to, đến rất to, dông kèm gió giật mạnh, lượng mưa phổ biến 150-300mm, có nơi trên 350mm. Từ 28-30/9 mưa có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ.

Cấm biển, chuẩn bị di dời dân 

Theo báo cáo tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai tổ chức sáng nay (26/9), các địa phương đã tổ chức kêu gọi, kiểm đếm, hướng dẫn cho 57.840 tàu/299.678 lao động.

Trong đó, tàu thuyền hoạt động trong khu vực Bắc Biển Đông, giữa Biển Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) là 177 tàu/1.398 người; Tàu thuyền hoạt động ở khu vực khác và neo đậu tại bến hiện có 57.663 tàu/298.280 người.

Đối với tàu vận tải, thống kê cho thấy hiện có 959 tàu thuyền (408 tàu biển và 551 phương tiện thủy nội địa) hoạt động tại các Cảng vụ hàng hải từ Quảng Ninh đến Bình Thuận.

Về nuôi trồng thủy sản, theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, các tỉnh trọng tâm dự kiến bão độ bộ từ Đà Nẵng đến Bình Định có 13.886ha. Hiện các tỉnh đang tổ chức gia cố, di dời để tránh bão.

Về tình hình đê điều, theo báo cáo tổng hợp, trên các tuyến đê biển, đê cửa sông từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi hiện có 40 trọng điểm, vị trí xung yếu (Thanh Hóa: 02; Quảng Bình: 12; Quảng trị: 07; Thừa Thiên Huế: 04; Đà Nẵng 03, Quảng Nam: 11; Quảng Ngãi: 01) và 03 công trình đê biển, đê cửa sông đang thi công dở dang (Thanh Hóa: 01; Nghệ An: 01, Quảng Bình: 01).

 

Về Hồ chứa thủy điện, khu vực Trung Bộ hiện có 07 hồ chứa đang xả tràn với lưu lượng xả/lưu lượng về hồ (m3/s) là Chi Khê: 107/624; Hủa Na: 59/260; Nậm Pông: 32/51; Nhạc Hạc: 97/132; Đăk Mi 3: 50/50; Sông Ba Hạ: 1300/1710; Za Hưng: 50/100.

Về Hồ chứa thủy lợi, khu vực Bắc Trung Bộ có tổng số có 2.323 hồ, dung tích trung bình từ 39% - 96% dung tích thiết kế; 02 hồ đang xả tràn; trong đó có 311 hồ hư hỏng xuống cấp; 74 hồ chứa đang thi công.

Khu vực Nam Trung Bộ có tổng số có 517 hồ, dung tích trung bình đạt 34% - 85% dung tích thiết kế; trong đó có 68 hồ hư hỏng xuống cấp; 39 hồ hồ chứa đang thi công.

Hiện, các địa phương đã sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hồ chứa và hạ du.

Về sản xuất nông nghiệp, tổng diện tích lúa đã gieo cấy vụ Mùa các tỉnh từ Thanh Hóa - Bình thuận là 232 nghìn ha, đã thu hoạch 120 nghìn ha; còn lại 112 nghìn ha chưa thu hoạch, trong đó 25 nghìn ha đến thời kỳ thu hoạch.

Từ Thanh Hóa đến Bình Thuận hiện có gần 8,2 triệu con gia súc và 108 triệu con gia cầm, 248 trang trại quy mô lớn.

Trước dự báo về cơn siêu bão có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta với cường độ rất mạnh, chiều ngày 25/9, Phó Thủ tướng Chính phủ – Trưởng ban Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp trực tuyến và có Công điện số 855/CĐ-TTg chỉ đạo 16 tỉnh, TP từ Thanh Hóa – Bình Thuận, Gia Lai, Kon Tum ứng phó với bão.

Cũng trong ngày 25/9, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT – Phó Trưởng ban thường trực làm trưởng đoàn chỉ đạo công tác ứng phó với bão tại TP Đà Nẵng.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo QG về PCTT tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến, tham mưu kịp thời chỉ đạo ứng phó; chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó; gửi 10,2 triệu tin nhắn zalo cảnh báo bão, hướng dẫn kỹ năng tới người dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, Gia Lai, Kon Tum.

Các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận đã ban hành Công điện, văn bản chỉ đạo sẵn sàng các biện pháp ứng phó với bão, đồng thời tổ chức kiểm đếm, thông báo, hướng dẫn cho các tàu thuyền di chuyển hoặc không đi vào khu vực có khả năng ảnh hưởng của bão.

Hiện các tỉnh từ Quảng Trị - Bình Định đã ban hành lệnh cấm biển.

Các tỉnh từ Quảng Bình - Bình Thuận rà soát phương án sơ tán dân với tổng số 213.914 hộ/868.230 người, trong đó các tỉnh trọng tâm dự kiến bão đổ bộ từ Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi sẵn sàng phương án sơ tán 93.312 hộ/368.878 người tuỳ theo diễn biến của bão.

Để chủ động ứng phó với bão, mưa lũ sau bão, giảm thiểu thiệt hại, các Bộ ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc Công điện số 29/CĐ-QG ngày 24/9/2022 của Ban Chỉ đạo QGPCTT và tập trung vào các nội dung sau:

Đối với khu vực ven biển các tỉnh/thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận:

- Khẩn trương tổ chức kêu gọi, kiểm đếm, hướng dẫn các phương tiện đang hoạt động thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống.

- Quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; kiểm tra, hướng dẫn neo đậu tầu thuyền tại bến đảm bảo an toàn cháy nổ, an ninh trật tự, xã hội.

- Sẵn sàng triển khai công tác đảm bảo an toàn về người, tài sản trên các đảo và lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản; các tàu vận tải, hoạt động du lịch trên các đảo và ven biển; công trình đang thi công trên biển, ven biển.

Đối với trên đất liền:

- Khẩn trương tổ chức cắt tỉa cành cây; chằng chống, gia cố biển hiệu, nhà ở, các công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, kho tàng, các dự án đang thi công ven biển, các công trình cột tháp cao.

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn các tuyến đê biển, đê cửa sông nhất là các vị trí xung yếu hoặc đang thi công; sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu đô thị và khu công nghiệp có nguy cơ ngập lụt.

- Chủ động chỉ đạo thu hoạch lúa, hoa màu, diện tích nuôi trồng thủy sản đến thời kỳ thu hoạch theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

- Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, đê điều, hồ đập, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra; khơi thông dòng chảy, xử lý kịp thời các sự cố công trình ngay từ giờ đầu.

- Chỉ đạo kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hầm, lò khai thác khoáng sản, các công trình đang thi công, các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu, nhất là các hồ chứa nhỏ; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

- Rà soát, sẵn sàng bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông các ngầm tràn, khu vực ngập lụt, chia cắt; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính. Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường thuỷ, hàng không (sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai,…) khi bão đổ bộ.

- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với cơ quan thông tin truyền thông, đặc biệt là hệ thống thông tin cơ sở, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão, mưa lũ để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện quy định về hóa đơn điện tử

(VnMedia) - Tăng cường đôn đốc, giám sát, kiểm tra và quyết liệt thực hiện quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bắc Bộ chuyển rét, đêm nay Hà Nội 16 độ

(VnMedia) - Hôm nay 19/3, Bắc bộ có dạng thời tiết trời nhiều mây, ngày có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Trời chuyển rét.

Lý do Internet VNPT được nhiều người lựa chọn

(VnMedia) - Trong số các nhà cung cấp dịch vụ Internet, VNPT đã thu hút sự quan tâm và lựa chọn của nhiều người dùng. Dưới đây là những lý do dịch vụ Internet của VNPT được nhiều người ưa chuộng?

HLV Troussier công bố danh sách tuyển Việt Nam đấu Indonesia

(VnMedia) - Tối ngày 18/3, HLV Philippe Troussier đã công bố danh sách 28 cầu thủ của đội tuyển Việt Nam hướng tới 2 trận đấu gặp Indonesia thuộc lượt trận 3 và 4, trong khuôn khổ bảng F, vòng loại thứ 2 World Cup 2026, khu vực châu Á. Đáng chú ý là sự vắng mặt của Công Phượng và Duy Mạnh ở loạt trận đấu sắp tới.

Bộ Công Thương cảnh báo một số mặt hàng nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại

(VnMedia) - Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) vừa công bố danh sách cảnh báo một số mặt hàng có nguy cơ bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.