GS Đặng Hùng Võ: Nhà nước phải thu đầy đủ quyền tài sản từ đất công

0
0

 - Theo GS Đặng Hùng Võ, đất đai thuộc khu vực quyền tài sản công thường không được các cơ quan quản lý đặt thành trọng tâm, do vậy, nguồn lực công sản dễ dàng bị tham nhũng, lãng phí. Điều này cần khắc phục khi sửa Luật Đất đai…

 GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại Hội nghị
GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại Hội nghị

Sáng ngày 15/9, tại Hà Nội, UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến phản biện xã hội đối với Dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Đóng góp ý kiến tại Hội nghị, GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cho rằng, cần bổ sung vào dự thảo Luật Đất đai sửa đổi quy định về đất đai thuộc khu vực quyền tài sản công và đất đai thuộc khu vực quyền tài sản tư và gắn với nó là các quy tắc quản lý phù hợp.

Theo GS.TS Đặng Hùng Võ, Việt Nam đang áp dụng kinh tế thị trường để thực hiện công nghiệp hoá, kinh tế tư nhân đang đóng vai trò động lực phát triển, chuyển dịch đất đai đang diễn ra rộng khắp và phức tạp. Trong hoàn cảnh này, một khái niệm tương tự “đất công” và “đất tư” như ở các nước khác cần được đặt ra.

Ông Đặng Hùng Võ cho rằng, “đất có quyền tài sản tư” là đất do khu vực tư nhân sử dụng bao gồm đất đã giao, cho thuê đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân. Nhà nước quản lý khu vực đất đai này chỉ bằng giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và thu thuế.

Đối với đất đai thuộc khu vực quyền tài sản công, gồm đất do Nhà nước giao không thu tiền cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức được Nhà nước cho phép, đất sử dụng vào mục tiêu công cộng, đất chưa giao, chưa cho thuê và đất chưa sử dụng. Công việc quản lý đất đai ở các nước phát triển chủ yếu tập trung vào khu vực đất công.

“Ở Việt Nam, đất đai thuộc khu vực quyền tài sản công thường không được các cơ quan quản lý đất đai đặt thành trọng tâm. Chính vì vậy mà nguồn lực công sản bị rơi vào hoàn cảnh dễ dàng bị tham nhũng, lãng phí. Để khắc phục tình trạng quản lý lỏng lẻo này, cần bổ sung vào Luật Đất đai (sửa đổi) quy định về đất đai thuộc khu vực quyền tài sản công và đất đai thuộc khu vực quyền tài sản tư và gắn với nó là các quy tắc quản lý phù hợp.” – Ông Đặng Hùng Võ nêu ý kiến.

GS.TS Đặng Hùng Võ cho biết, vào năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 167/2017/NĐ-CP nhằm hoàn chỉnh cơ chế sắp xếp lại việc sử dụng nhà đất thuộc khu vực công. 

Trên thực tế triển khai, chỉ có một số công ty nhà nước thực hiện được các cơ chế theo quy định tại các Nghị định 67 của Chính phủ, còn các đối tượng khác, phần lớn là doanh nghiệp cổ phần và các cơ quan, đơn vị, tổ chức của nhà nước chưa tích cực thực hiện. Các cơ quan, đơn vị của nhà nước thường lấy thế mạnh của các cơ quan trung ương không trả lại nhà đất tại các cơ sở cũ cho địa phương sau khi đã di dời đến các cơ sở mới.

Nhìn vào thực chất, đây là cách thức vốn hóa đất đai rất hiệu quả đối với các nước có nền kinh tế chuyển đổi, nhà nước phải thu được giá trị đất đai rất lớn từ khối lượng tài sản công hình thành từ thời kỳ bao cấp trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường.

Theo GS Đặng Hùng Võ, để làm được việc này cần phải có những quy định pháp luật thực sự rõ ràng với bản chất là vốn hóa đất đai. Các quy định của pháp luật không chỉ liên quan đến pháp luật đất đai, mà liên quan tới cả pháp luật ngân sách. Sự sắp xếp lại việc sử dụng nhà đất thuộc tài sản công có kết quả là phần nhà đất công dôi dư sẽ mang lại nguồn thu ngân sách rất lớn, đó là hệ quả tài chính và phải được coi như một nguồn thu từ đất, phải được định giá thành tiền để đưa vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Điều khó khăn mà Việt Nam chưa vượt qua được vẫn là việc giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích công và lợi ích từ trong quá trình chuyển đổi.

Vì vậy, việc sửa đổi Luật đất đai cần có quan tâm đặc biệt tới quá trình giải quyết chuyển dịch từ quyền tài sản công đối với quyền sử dụng đất để thỏa mãn nhu cầu các nhà đầu tư tư nhân, nhưng Nhà nước phải thu đầy đủ quyền tài sản đó. “Luật Đất đai sửa đổi cần quan tâm tới việc luật hóa Nghị định 67/2021/NĐ-CP có bổ sung cho hợp lý" - GS Đặng Hùng Võ nói thêm.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Làm thể nào để ngăn chặn các cuộc tấn công lừa đảo bằng giọng nói AI?

(VnMedia) - Sự tiến bộ nhanh như tốc độ ánh sáng của trí tuệ nhân tạo (AI) đã khiến mọi người dễ dàng trở thành con mồi cho các trò lừa đảo bằng giọng nói AI và những vụ lừa đảo kiểu này ngày càng trở nên phổ biến. May mắn thay, các chuyên gia công nghệ đã tiết lộ một cách khá dễ dàng để phân biệt con người với những bản sao điện thoại kỹ thuật số này...

Cẩn thận "sập bẫy" lừa đảo hướng dẫn đồng bộ ứng dụng VNeID mức 2 online

(VnMedia) - Các đối tượng đã tạo ra các ứng dụng giả mạo, sau đó giả danh lực lượng Công an đưa ra nhiều lý do khác nhau yêu cầu người dân cài đặt VNeID để chiếm quyền sử dụng điện thoại di động rồi chiếm đoạt tài sản trong tài khoản ngân hàng của các nạn nhân.  

Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 23 lần GDP

(VnMedia) - Tốc độ tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt bình quân hàng năm đạt hơn 50%; tốc độ tăng trưởng giao dịch trên điện thoại di động đạt hơn 100%; tốc độ tăng trưởng giao dịch trên kênh Internet đạt hơn 50%...

Ngành Giáo dục sử dụng công nghệ đám mây như thế nào?

(VnMedia) -  Trong số những công nghệ tiên tiến, điện toán đám mây đang nổi lên như một công cụ mạnh mẽ để cải thiện chất lượng giáo dục. Ngành Giáo dục tại Việt Nam ứng dụng công nghệ điện toán đám mây như thế nào?

Giá vàng giảm phiên thứ 2 liên tiếp

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (9/5), giá vàng giao ngay tại thị trường New York tiếp tục giảm gần 6 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC vẫn giữ ở mức cao lịch sử 87,5 triệu đồng/lượng khi khép lại ngày làm việc hôm qua (8/5).