Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Việt Nam cam kết thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong giáo dục

0
0

Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về chuyển đổi giáo dục, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã chia sẻ một số quan điểm và những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam về phát triển bền vững trong giáo dục. Hội nghị do Tổng Thư ký Liên Hợp quốc chủ trì, diễn gia từ ngày 16-19/9 tại New York, Hoa Kỳ.

 

Trong bải phát biểu khai mạc trước khi bắt đầu cuộc họp của các nhà lãnh đạo quốc gia, Tổng thư ký Liên Hợp quốc António Guterres cho rằng giáo dục hiện nay đang trong giai đoạn khủng hoảng với nhiều thách thức. Để hiện thực hóa tầm nhìn đối với giáo dục trong thế kỷ 21, Tổng Thư ký Liên Hợp quốc đưa ra đề xuất 5 điểm để các nước thành viên Liên Hợp quốc quan tâm và có cam kết mạnh mẽ. Đó là bảo đảm quyền đối với giáo dục cho tất cả, nhất là trẻ em gái; quan tâm đến vai trò và kỹ năng của giáo viên - mạch sống của hệ thống giáo dục; đảm bảo trường học có không gian an toàn, lành mạnh, không có bạo lực, định kiến; tất cả người học được hưởng lợi từ cuộc cách mạng số; bảo đảm tài chính cho giáo dục và đoàn kết quốc tế.

Chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh, vào ngày 20/7/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã tổ chức hội thảo tham vấn quốc gia với sự tham gia của các bộ ban ngành, tổ chức quốc tế và các bên liên quan nhằm xác định tầm nhìn cũng như cam kết mạnh mẽ đối với chuyển đổi giáo dục của đất nước trong thời gian tới. Bản báo cáo và cam kết quốc gia đã được nộp cho Đại hội đồng Liên Hợp quốc để đóng góp vào tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh.

Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về chuyển đổi giáo dục hướng đến việc tăng cường và đẩy nhanh việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 thông qua việc thúc đẩy hành động ở cấp quốc gia và toàn cầu để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, đặc biết là mục tiêu số 4 về giáo dục (SDG 4). Đây là sáng kiến hết sức có ý nghĩa và kịp thời của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong bối cảnh giáo dục bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 trong hai năm qua.

Bên cạnh các phiên thảo luận cấp cao, hội nghị có 5 phiên thảo luận chuyên sâu với các chủ đề: Phục hồi giáo dục sau đại dịch Covid-19; Nền tảng của dạy và học; Giáo dục vì sự phát triển bền vững; Chuyển đổi số; Đảm bảo nguồn tài chính công cho giáo dục.

Giáo dục phát huy sứ mệnh giúp các thế hệ công dân vượt qua thách thức

Chia sẻ với các phóng viên bên lề hội nghị, tại phiên thảo luận với chủ đề “Giáo dục vì sự phát triển bền vững”, Bộ trưởng Bộ GDĐT Việt Nam Nguyễn Kim Sơn khẳng định: Hội nghị quan trọng này diễn ra sau hai năm đại dịch Covid-19 bùng phát. Đây là thời điểm quan trọng của giai đoạn phục hồi, đồng thời là cơ hội để các quốc gia trở mình phát triển mạnh mẽ hơn.

“Giáo dục cần phát huy sứ mệnh của mình để trang bị kiến thức và kỹ năng cho các thế hệ công dân hiện tại và tương lai vượt qua những thách thức mà thế giới phải đối mặt. Giáo dục có vai trò hết sức quan trọng, việc đáp ứng được mục tiêu giáo dục có chất lượng sẽ góp phần vào sự tiến bộ của tất cả các mục tiêu phát triển bền vững khác”, nhấn mạnh điều này, Bộ trưởng đồng thời để cập tới 3 vấn đề cụ thể để giáo dục phát triển bền vững.

Trước hết, Bộ trưởng cho rằng, đối với một nền giáo dục, bất kể trình độ phát triển nào đi nữa, việc cần phải làm là thu hẹp những khoảng cách về bất bình đẳng. Việt Nam đã đạt được phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, việc bình đẳng trong tiếp cận là chưa đủ, cần phải đảm bảo rằng chất lượng giáo dục, sự hòa nhập và công bằng ở tất cả các cấp học là mục tiêu quan trọng trong tầm nhìn ở giai đoạn tới.

Vấn đề thứ hai, theo Bộ trưởng, giảng dạy không chỉ là truyền thụ kiến ​​thức và học tập không chỉ là tiếp nhận kiến ​​thức. Giáo viên là những người hỗ trợ giúp học sinh hấp thụ kiến ​​thức mới và xử lí các nguồn thông tin. Đích đến của việc học tập không phải chỉ có mỗi kiến thức và càng không phải là kiến ​​thức của ngày hôm qua. Thay vào đó, chúng ta cần hướng tới khả năng cộng tác, kết nối và kiến tạo. Điều này đòi hỏi giáo viên cần phải có những kiến thức, kỹ năng để giúp học sinh hiện thực hoá tiềm năng của mình.

“Thứ ba, với những tiến bộ của khoa học, công nghệ cho phép chúng ta kết nối trong một cộng đồng số, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong thế giới đầy biến động. Phương pháp, nội dung giảng dạy có thể thay đổi, nhưng những giá trị cốt lõi luôn bất biến. Vì vậy, điều quan trọng là phải giúp học sinh định hướng bản thân, đồng thời xây dựng nền tảng vững chắc với những giá trị căn bản mà chúng ta mong muốn các em sẽ trân trọng trong suốt cuộc đời của các em”, Bộ trưởng chia sẻ.

P.V


Ý kiến bạn đọc


Làm thể nào để ngăn chặn các cuộc tấn công lừa đảo bằng giọng nói AI?

(VnMedia) - Sự tiến bộ nhanh như tốc độ ánh sáng của trí tuệ nhân tạo (AI) đã khiến mọi người dễ dàng trở thành con mồi cho các trò lừa đảo bằng giọng nói AI và những vụ lừa đảo kiểu này ngày càng trở nên phổ biến. May mắn thay, các chuyên gia công nghệ đã tiết lộ một cách khá dễ dàng để phân biệt con người với những bản sao điện thoại kỹ thuật số này...

Cẩn thận "sập bẫy" lừa đảo hướng dẫn đồng bộ ứng dụng VNeID mức 2 online

(VnMedia) - Các đối tượng đã tạo ra các ứng dụng giả mạo, sau đó giả danh lực lượng Công an đưa ra nhiều lý do khác nhau yêu cầu người dân cài đặt VNeID để chiếm quyền sử dụng điện thoại di động rồi chiếm đoạt tài sản trong tài khoản ngân hàng của các nạn nhân.  

Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 23 lần GDP

(VnMedia) - Tốc độ tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt bình quân hàng năm đạt hơn 50%; tốc độ tăng trưởng giao dịch trên điện thoại di động đạt hơn 100%; tốc độ tăng trưởng giao dịch trên kênh Internet đạt hơn 50%...

Ngành Giáo dục sử dụng công nghệ đám mây như thế nào?

(VnMedia) -  Trong số những công nghệ tiên tiến, điện toán đám mây đang nổi lên như một công cụ mạnh mẽ để cải thiện chất lượng giáo dục. Ngành Giáo dục tại Việt Nam ứng dụng công nghệ điện toán đám mây như thế nào?

Giá vàng giảm phiên thứ 2 liên tiếp

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (9/5), giá vàng giao ngay tại thị trường New York tiếp tục giảm gần 6 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC vẫn giữ ở mức cao lịch sử 87,5 triệu đồng/lượng khi khép lại ngày làm việc hôm qua (8/5).