(VNMedia) - Đây là loài cây nổi tiếng khó trồng tuy nhiên với điều kiện khí hậu Việt Nam và một số kiến thức cơ bản bạn hoàn toàn tự trồng được những bụi hoa trà xinh đẹp cho riêng mình. Dưới đây là một số thông tin tổng quan về điều kiện sinh trưởng của cây hoa trà.
Đất trồng:
- Cây hoa trà có tốc độ sinh trưởng chậm, thường 2 – 3 năm. Khâu chọn đất trồng là vô cùng quan trọng, Trà thường phát triển theo khe hở hoặc đất mùn tươi xốp. Hoa trà cần nước nhưng không chịu được úng. Chính vì vậy đất trồng phải là loại đất thịt pha, giàu mùn và có độ tơi xốp. Khi trồng cây phải chọn đất có nhiều cỡ hạt để tránh bị bết dính, khó thoát nước dẫn đến nghẹt rễ nhưng vẫn phải giữ được độ ẩm cho cây. Đất rắn chặt rễ, trà không phát triển được. Úng nước trà thối chết rễ. Đất vào chậu trà tốt nhất là đất bùn ao nuôi nhiều cá ở những vùng trồng được chè, đưa lên phơi khô và xếp ải càng lâu càng tốt.
- Đất trồng thường là đất thịt pha, có đủ độ chua cần thiết, có thể dùng giấy quỳ để thử, pH trong khoảng 4-5, nếu trường hợp độ pH cao hơn thì nên thêm các khoáng chất như sunfat, lưu hình sắt để tăng thêm độ chua.
- Đất thích hợp với cây hoa trà tốt nhất nên là đất bùn ao nuôi cá, đất lá mục, đất vườn rau và thêm ít phân ngựa, phân chuồng. Loại đất này sau khoảng vài năm các cục đất xốp trong chậu không tan, có độ ẩm cao nhưng thoát nước cao, bởi nếu đất rắn thì cây khó phát triển, nếu úng nước dễ cây nhanh thối và cây mau chết.
Môi trường:
- Cây hoa trà không chịu được ánh nắn bức xạ, vì vậy ta nên để cây ở ở chỗ nhiều bóng râm hoặc làm dàn lưới mỏng hoặc nilon để tạo bóng mát. Vào mùa hè nên tránh để gần cây to hoặc cạnh tường vì nhiệt lượng lớn do nắng hầm hập cả ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cả cây.
- Độ ẩm lý tưởng để cây trà phát triển bình thường là 50-70% nên những ngày nắng chúng ta lên phun nước nhiều để làm ẩm cây và làm ẩm cả môi trường xung quanh. Địa điểm lý tưởng tối ưu là dưới chạu cây hoa trà là bể nước.
- Cây hoa trà ưa sống ở nơi thoáng gió nhưng nếu gió lùa hoặc mạnh thì cây cũng ảnh hưởng.
Chăm sóc:
* Cách tưới nước
- Cây hoa trà là loại cây ưa ẩm, tuy nhiên không tích nước. Lượng nước ít hay nhiều thì đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, do vậy mà lượng nước tưới cho cây phải đủ và đúng liệu lượng.
- Trừ mua mưa thì mùa xuân và mùa thu, cả mùa hè nữa thì hàng ngày phải tưới tối thiểu một lần. Trong quá trình tưới thì nên tưới một ít ra đất xung quanh chậu để tạo độ ẩm trong đất cũng như môi trường xung quanh, làm cho môi trường mát mẻ. Vào mùa đông thì trong khoảng 3-5 ngày thì tưới nước, lượng nước tưới không quá nhiều, thời gian tưới nên là khoảng thời gian sau 10 giờ.
- Nếu nhiều ngày không mua và không khí khô, thì người trồng nên tưới vài lần trong ngày, vào sáng và chiều. Nếu trong mấy ngày mưa thì không nên tưới nước.
- Nước tưới nên là nước ao hồ hoăc nước mưa. Nếu dùng nước máy thì để vào thùng chứa nước khoảng một vài ngày để loại bỏ javel, cho nhiệt độ nước gần với nhiệt độ đất.
* Cách bón phân
- Với cây trà chúng ta cũng cần bón phân vừa phải, đúng liều lượng để không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây và bộ rễ.
- Cây hoa trà cũng cần bón lót, mặc dù đặc thù sinh học cây cũng không cần nhiều phân. Khi bón lót khuyên dùng phân hữu cơ, rắc phân xung quanh rễ cách 2-3 cm so với gốc cây. Cây là loại ưa mát nên trước khi mùa nóng nên bón phân mát, có thể là phân phèn pha loãng, như vậy sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến cây.
- Khoảng 10-20 ngày nên bón thúc một lần, có thể dùng thêm nước phân phèn, như vậy sẽ đảm bảo dinh dưỡng cho cây, cũng như khống chế độ chua trong đất ở mức đảm bảo vừa phải.
* Phòng sâu bệnh
Cây hoa hồng trà rất hiếm khi gặp sâu bệnh nếu được chăm sóc tốt. Nhưng bạn cũng phải cần đề phòng tránh trường hợp một số côn trùng có thể ăn lá và tấn công hoa. Khi đó thì bạn cần có những biện pháp ngăn ngừa như phun thuốc trừ sâu hoặc tỉa cành lá.
Sang chậu:
Việc đưa cây hoa trà ra khỏi chậu không đánh bầu, không cắt rễ, không tóm gốc nhổ lên. Phương pháp là nghiêng chậu lắc mạnh, xoay các chiều mà lay cho vầng đất tách ra khỏi thành chậu rồi đổ cây thật khéo nhằm bảo vệ được tối đa bộ rễ lụa. Việc đưa cây vào chậu mới trước tiên là phải xử lý lỗ thoát nước ở đáy chậu thật tốt. Dùng mảnh sành úp kênh trên lỗ rồi xếp một lớp xỉ cục rắn dưới đáy chậu.
Nếu cây to có thể hai người cùng bê, tuyệt đối không xách cây đưa vào chậu. Nếu xách cây sẽ bị vỡ bầu, đứt rễ. Cho một lớp mỏng đất cục vào đáy chậu. Tưới nước kiểu mưa rào. Cuối cùng xếp một lớp đất cục thật to có thể cao trên mặt chậu để giảm bớt sự rửa trôi và gây váng mặt đất chậu. Bạn cần phải thay chậu cho cây hồng trả sau khoảng vài năm vì cây có bộ rễ chùm khá phát triển nên cần có một chậu lớn hơn để không làm cản trở sự sinh trưởng của rễ.
Nhân giống:
Hiện nay người ta dùng 3 phương pháp chính để nhân giống cây trà. Đó là ghép cành, giâm hom (phương pháp dễ thực hiện nhất) hay chiết cành. Tùy theo mục đích của bạn mà chọn các phương pháp nhân giống cho phù hợp.
- Bước 1: Chuẩn bị đất giâm hom
Đất giâm hom: trộn 1/3 đất cát thịt + 1/3 cát vàng + ⅓ chất hữu cơ hoại mục. Tuy nhiên, khi sử dụng cát phải là cát sạch, độ thông thoáng cao, cát mát, thoát nước tốt, giúp nấm bệnh không thể tấn công.
- Bước 2: Chọn cành hoa trà nhân giống
Chọn cây mẹ phải là cây rất khỏe mạnh, cây càng lâu năm, không bị sâu bệnh và cho hoa nhiều và sai hoa càng tốt. Chon cành không mang mầm, cắt cành bánh tẻ để làm hom giống.
- Bước 3: Tiến hành cắt cành
Dùng kéo thật sắc để cắt, cắt hom dài từ 5 đến 7cm và trên thân có 3 đến 4 mắt. Cắt ngọn của cành giâm có lá bánh tẻ, độ dài ngắn tùy thuộc vào đốt của ngọn trà, thường phải có 1 búp, 2 lá. Có thể cắt bằng dao lam để đảm bảo vết cắt gọn, không bị trầy xước, dập nát.
- Bước 4: Cắm hom
Hom sau khi cắt thì đem nhúng vào dung dịch kích thích ra rễ khoảng 1 – 2 giờ. Dùng ngón tay chọc 1 lỗ nhỏ vào đất giâm, sau đó cắm cành trà vào lỗ sâu khoảng 2cm. Dùng ngón tay ấn chặt đất xung quanh gốc hom. Tưới nước nhẹ nhàng bằng vòi hoa sen lỗ nhỏ, tránh xối đất làm rỗng đất xung quanh ngọn trà.
- Bước 5: Chăm sóc cành hom
Nên làm giàn che cho khu vực giâm hôm, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, độ ẩm đảm bảo từ 60-80%, nhiệt độ tốt nhất để hom ra rễ là 25-35 độ C. Tưới nước thường xuyên ngày hai lần vào sáng sớm và chiều mát, tưới nhẹ tránh làm xói đất.