Theo sở Xây dựng TP., về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố, từ năm 2021 đến tháng 5 2022, Thanh tra Sở Xây dựng đã phối hợp với UBND cấp xã, huyện, Ban Quản lý các khu đô thị mới, Khu chế xuất – công nghiệp tiến hành kiểm tra hơn 88.000 lượt.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tổng số công trình vi phạm trật tự xây dựng là 658 trường hợp. Trong đó, sai phép 277 trường hợp, không phép 218 trường hợp và vi phạm khác là 163 trường hợp.
Thanh tra Sở Xây dựng đã ban hành 136 quyết định xử phạt hành chính với tổng số tiền gần 8 tỉ đồng và Chủ tịch UBND TP ban hành 52 quyết định xử phạt với số tiền hơn 15,6 tỉ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm, Sở Xây dựng tiếp nhận hơn 2.100 phản ánh qua ứng dụng này, trong đó đã xử lý 92% thông tin. Các nội dung liên quan trật tự xây dựng được chuyển đến đội thanh tra xây dựng địa bàn và trong vòng 5 ngày phải phản hồi việc xử lý.
Theo Thanh tra Sở Xây dựng, tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, các biện pháp chế tài ngăn chặn công trình vi phạm tiếp tục thi công vẫn chưa mang tính răn đe nên một bộ phận người dân vẫn cố tình vi phạm, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính. Trong đó, các biện pháp ngưng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình vi phạm được xem là hiệu quả thì không được cấp thẩm quyền thông qua.
Phía chính quyền TP.HCM cũng khẳng định, việc đảm bảo vấn đề trật tự xây dựng tác động trực tiếp tới vấn đề quản lý, quy hoạch đô thị, đặc biệt những khu vực được đưa vào diện đã nằm trong quy hoạch có tầm nhìn thì sẽ được đặc biệt trú trọng.
Trục đường Đề Thám (phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, TP.HCM) |
Hiện tại, đối với khu vực vũng lõi Trung tâm, TP.HCM đã công bố việc quy hoạch khu vực có diện tích 930ha. Đây là một trong những kế hoạch rất lớn của TP.HCM trong việc xây dựng thành phố trở thành một đô thị hiện đại, văn minh. Tại những khu vực đã được quy hoạch trong đề án này, việc chấn chỉnh sai phạm trong trật tự đô thị được đặc biệt triển khai.
Một ví dụ cụ thể là tại trục đường Đề Thám thuộc phường Cầu Ông Lãnh (quận 1), nếu căn cứ theo quy hoạch thì tuyến đường này sẽ được mở rộng hơn nhiều so với ở thời điểm thực tại. Tuy nhiên, tại đây, mặc dù năm 1995, Ủy ban nhân dân TP.HCM ban hành Quyết định 6982/QĐ-QLĐT về việc phê duyệt lộ giới, theo đó quy định “những công trình mới không được xây dựng mới trong phạm vi lộ giới”. Tại Quyết định này thì lộ giới của đường Đề Thám là 20m. Tuy nhiên, ghi nhận tại đây vẫn có những ngôi nhà nằm trọn ngoài khu vực lộ giới quy định và mới chỉ được xây dựng vài năm trở lại đây.
Thực tế cho thấy tại phố Đề Thám cho thấy, toàn bộ các căn nhà 8a và 8b được xây dựng và cấp phép sau thời gian Quyết định 6982 có hiệu lực và toàn bộ nhà 8a và 8b nằm trong lộ giới 20 m. Vì là đất nằm trong quy hoạch nên theo quy định tại khoản 5 Điều 94 Luật xây dựng 2014 quy định thì “Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực đã có quy hoạch phân khu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và có kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện thì không cấp phép xây dựng có thời hạn cho xây dựng mới mà chỉ cấp phép xây dựng có thời hạn để sửa chữa”, nhà 8a và 8b chỉ được cấp phép xây dựng nhà tạm. Tuy nhiên, trên thực tế khi thì các nhà số 8b và 8a đã xây dựng kiên cố, vững chắc và vượt quá số tầng theo quy định.
Đối với những trường hợp như thế này, lực lượng chức năng tại TP.HCM sẽ nghiên cứu hồ sơ về nguồn gốc mảnh đất, hồ sơ giấy phép xây dựng, trong trường hợp có sai phạm thì sẽ xử lý rất nghiêm khắc để đảm bảo tính đồng bộ của việc quy hoạch.