F88 “lấy làm tiếc” khi cơ quan chức năng điều tra hành vi cưỡng đoạt tài sản

0
0

 ​​​​​​- Ngày 7/3, Công ty CP F88 vừa có văn bản thông tin phản hồi về việc cơ quan chức năng đến trụ sở làm việc để điều tra về hành vi “cưỡng đoạt tài sản”

Hàng trăm cảnh sát đang phong tỏa trong và ngoài trụ sở văn phòng F88 nằm trên đường Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp, để tiến hành khám xét khẩn cấp ngày 6/3. Ảnh: Thuận Lâm/Zing.vn
Hàng trăm cảnh sát đang phong tỏa trong và ngoài trụ sở văn phòng F88 nằm trên đường Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp, để tiến hành khám xét khẩn cấp ngày 6/3. Ảnh: Thuận Lâm/Zing.vn

"F88 là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực cho vay bằng hình thức cầm cố tài sản được cấp phép theo đúng quy định của pháp luật. Tất cả hoạt động của F88 được dựa trên quy trình, quy định chặt chẽ của công ty, dựa trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật", văn bản của F88 nêu.

Hiện, doanh nghiệp này cho biết đang theo sát và phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra, làm rõ vụ việc. Doanh nghiệp luôn đảm bảo lợi ích cho Khách hàng và người lao động, cũng như các cơ quan đối tác có hoạt động giao dịch và hợp tác với chúng tôi.

Trước đó, sáng 6/3, tại toà nhà Văn Phôn Tower (đường Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp, TP.HCM), công an TP.HCM đã thực hiện lệnh phong tỏa, khám xét Công ty CP Kinh doanh F88.

Động thái này được thực hiện sau thời gian Công an TP.HCM phối hợp với Công an quận Gò Vấp điều tra, ghi nhận phản ánh về việc Công ty CP Kinh doanh F88 thực hiện hoạt động cho vay để cưỡng đoạt tài sản theo kiểu "khủng bố".

Theo phản ánh của nhiều khách hàng, "núp" dưới vỏ bọc hoành tráng bề ngoài, thực chất hoạt động bên trong của hệ thống F88 chính là cho vay cầm đồ theo kiểu “tín dụng đen”. Hiện Công ty F88 đang cho vay với lãi suất dao động từ 1.500 đến 2.000 đồng/1 triệu/ngày (tương đương 4,5 - 7,5%/tháng hay 54 - 90%/năm).

Chiều 6/3, Công an TP.HCM phối hợp cùng các cục nghiệp vụ của Bộ Công an khám xét nhiều chi nhánh thuộc Công ty F88 ở TP.HCM. Quá trình kiểm tra, công an thu giữ nhiều tài liệu hồ sơ và máy móc.

 

Công ty cổ phần Kinh doanh F88 ra đời ngày 30/6/2013, trụ sở chính đặt tại Hà Nội. Hệ thống cầm đồ này từng được 2 quỹ đầu tư lớn trên thế giới là Mekong Capital và Granite Oak rót vốn.

Ban đầu, công ty này có quy mô vốn điều lệ 54,5 tỉ đồng. Trong đó, CTCP Đầu tư F88 (F88 Invest) nắm chi phối, với tỷ lệ sở hữu lên tới 99,99% vốn điều lệ. Sau nhiều lần tăng vốn, cập nhật đến tháng 10/2022, F88 có vốn điều lệ 566,9 tỉ đồng.

Trong khi đó, F88 Invest được thành lập vào tháng 11/2015, có địa chỉ trụ sở chính tại một số nhà trên đường Hùng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Cập nhật tới tháng 11/2022, quy mô vốn của F88 Invest đạt 69,88 tỉ đồng.

Công ty Cổ phần Đầu tư F88 (F88) đã huy động thành công khoản đầu tư 50 triệu USD (tương đương 1.185 tỷ đồng) trong vòng gọi vốn Series C với hai nhà đầu tư chính là VOI và MEF IV. Nguồn vốn này sẽ được đầu tư vào phát triển công nghệ, dữ liệu và khoa học dữ liệu; xây dựng thương hiệu và gia tăng khách hàng mới; phát triển đội ngũ và thu hút nhân tài.

Hai nhà đầu tư rót vốn vào F88 là Quỹ Việt Nam-Oman (VOI) và Quỹ Mekong Enterprise Fund IV (MEF IV). Nếu đây là lần đầu tiên VOI đầu tư vào chuỗi cửa hàng tài chính tiện ích F88 thì với Mekong Capital, đây đã là lần thứ ba rót vốn, sau các năm 2017 và 2020.

Năm 2022, doanh nghiệp này đã huy động thành công 70 triệu USD từ các quỹ tài chính như CLSA Capital Partners (HK) Limited (Lending Ark) và Lendable (London).

F88 từng bị cơ quan công an Thanh Hóa xử phạt hành chính về nhiều hành vi vi phạm
F88 từng bị cơ quan công an Thanh Hóa xử phạt hành chính về nhiều hành vi vi phạm

Hiện nay, chuỗi cửa hàng tài chính tiện ích F88 đã có hơn 830 phòng giao dịch trên toàn quốc. Tốc độ tăng trưởng dư nợ và khách hàng trong 3 năm liên tiếp của đơn vị này đạt gần 200%.

 Trong kế hoạch, năm 2023 dự kiến doanh nghiệp này sẽ giải ngân sấp xỉ 1 tỷ USD, tương đương 22.000 tỷ đồng và sẽ chính thức IPO vào năm 2024 với quy mô vốn hóa đạt 1 tỷ USD, hệ thống phòng giao dịch đạt 1.400 phòng.

Theo thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, ông Phùng Anh Tuấn (biệt danh Tuấn Pat) sinh năm 1984 tại tỉnh Phú Thọ đang là người đại diện pháp luật của Công ty CP kinh doanh F88 (thành lập năm 2016). Ông Tuấn cũng là đại diện Công ty CP Đầu tư F88 được thành lập năm 2015, đây là công ty mẹ của Công ty CP Kinh doanh F88.

Trước đó, cuối năm 2021 trên trang Facebook cá nhân, ông Phùng Anh Tuấn đã chia sẻ những hình ảnh về một căn biệt thự sang chảnh. Biệt thự Thạch Thảo thuộc quần thể Vinhomes Green Bay Mễ Trì, Hà Nội, có diện tích sử dụng 700 m2. Các biệt thự đơn lập trong khu đô thị này có giá từ 36 tỷ đồng tới 124 tỷ đồng.

Liên quan đến F88, Hoa hậu Việt Nam năm 2016, Mai Phương Thuý từng tiết lộ chi 10 tỷ đồng mua trái phiếu của hệ thống cầm đồ F88 sau khi doanh nghiệp này (CTCP Kinh doanh F88) phát hành 100 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp và coi đây là một kênh đầu tư an toàn và tiềm năng.

Hà Anh

Ý kiến bạn đọc


Ban hành Bộ tiêu chí về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát

(VnMedia) - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành quyết định số 724/QĐ-BTTTT ban hành Bộ tiêu chí về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát.

Người phụ nữ Hà Nội bị lừa 15 tỷ đồng sau khi nhận cuộc gọi giả mạo công an

(VnMedia) - Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mời nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy của các đối tượng. Mới đây, Công an quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền là 15 tỷ đồng.

Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng với giá hơn 86 triệu đồng/lượng

(VnMedia) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, đã đấu thầu thành công 34 lô tương đương 3.400 lượng vàng với giá cao nhất là 86,05 triệu đồng/lượng.

Việt Nam không còn vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca

(VnMedia) - Trước thông tin từ hãng dược AstraZeneca cho biết đang thực hiện quy trình xin rút giấy phép vaccine COVID-19 tại các khu vực, quốc gia còn lại trên toàn thế giới, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cũng cho biết, hiện Việt Nam đã không còn sử dụng loại vaccine này.

Thủ đoạn hack và giả mạo tài khoản mạng xã hội để lừa đảo

(VnMedia) - Hack (tấn công chiếm quyền điều khiển) tài khoản mạng xã hội để lừa vay tiền đã dễ làm người thân, bạn bè chủ tài khoản bị hack sập bẫy, nhưng hack hoặc tạo tài khoản giả mạo rồi sử dụng tài khoản ngân hàng có thông tin trùng với chủ tài khoản bị hack, bị giả mạo thì người cảnh giác cao cũng có thể bị lừa.