Festival Tràng An kết nối di sản – Ninh Bình năm 2022: Đặt di sản trong một không gian rộng lớn hơn

0
0

 - Phóng viên VNMedia đã có cuộc trò chuyện với đạo diễn Lê Quý Dương - tác giả kịch bản và Tổng đạo diễn của chương trình.

Đạo diễn Lê Quý Dương

PV: Chương trình Festival Tràng An kết nối di sản – Ninh Bình năm 2022 sẽ có những điểm gì đáng chú ý để phục vụ chủ đề “Hoa Lư vang mãi ngàn năm”?

Đạo diễn Lê Quý Dương: Ở mỗi quốc gia, vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản rất được coi trọng. Đặc biệt là với những quốc gia có số lượng di sản lớn. Một số quốc gia lâu đời như Trung Quốc, Nhật Bản hay Việt Nam sẽ có số lượng di sản rất khác so với các quốc gia mới thành lập Úc, Mỹ. Các di tích lịch sử, di sản văn hóa chính là nguồn tài sản quý giá, đây cũng chính là tiềm năng, thế mạnh, là cơ sở, nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội, nhất là phát triển du lịch văn hóa. Việc chúng ta có thái độ như nào với di sản trong công tác bảo tồn và phát huy di sản đã được những người làm chương trình như chúng tôi đưa ra bàn luận rất nhiều.

Theo đó, thế giới có 3 cách để ứng xử với di sản. Cách thứ nhất là bảo tồn di sản nguyên gốc ở chính nơi di sản đó được sinh ra. Cách thứ hai là ứng dụng di sản trong đời sống, đặt di sản đó trong một không gian mới. Ví như, với nghệ thuật múa rối nước, Nhà hát múa rối Thăng Long đã xây dựng nhà thuỷ đình bên trong chính trong nhà hát để giới thiệu tới khách du lịch.Cách thứ ba là kết hợp các loại hình di sản để sáng tạo trên nền tảng mới.

Đối với Festival Ninh Bình – Tràng An kết nối di sản, chúng tôi chọn phương pháp thứ hai, lấy toàn bộ di sản của các vùng miền đặt trong không gian rộng lớn hơn. Đấy là phương án xuyên suốt để chúng tôi lựa chọn với mong muốn giá trị di sản của từng tỉnh thành sẽ được tôn trọng nguyên gốc và khi cần thiết được hỗ trợ dàn dựng để thăng hoa hơn giữa một sân khấu rộng lớn.

 PV: Ông có lo sợ rằng Fesitval về di sản đối với giới trẻ sẽ hơi cũ và nhàm chán?

-Trong khuôn khổ Festival thì chúng tôi sẽ thực hiện các chương trình chủ yếu,như Chương trình nghệ thuật khai mạc; Lễ hội đường phố; Đêm đại nhạc hội di sản; Không gian triển lãm di sản của Ninh Bình và các tỉnh thành về tham dự; Chương trình nghệ thuật bế mạc. Trong đó, chương trình đại nhạc hội dành cho giới trẻ được kỳ vọng sẽ sôi động, náo nhiệt với nhiều ca sĩ trẻ tham dự.

Khi đặt vấn đề và trình bày ý tưởng tổ chức Festival với tỉnh Ninh Bình, tôi cũng có nói Huế với lịch sử hơn 700 năm mà họ lại làm một Festival hoành tráng như thế. Trong khi Ninh Bình có lịch sử hơn 1000 năm, tại sao chúng ta không làm một chương trình Festival? Chúng tôi muốn làm Festival định kỳ 2 năm/ lần, sau đó định hướng quy mô mang tầm quốc tế.

Về nguyên tắc tổ chức và dàn dựng Festival, tôi muốn giữ nguyên bản và tôn trọng tuyệt đối các giá trị di sản của từng tỉnh, thành phố mang về giới thiệu tại đây do đó chương trình trước hết phải chuẩn về mặt di sản để các nhà nghiên cứu, chuyên gia di sản, UNESCO công nhận và đánh giá cao. Vì vậy chúng tôi có nguyên tắc bất di bất dịch là tỉnh thành nào mang di sản đến chúng tôi sẽ tôn trọng tuyệt đối.Nhóm nghệ sĩ dàn dựng chính của Festival gồm biên đạo múa Nghệ sĩ Nhân dân Hồng Phong; Nhạc sĩ, Nghệ sĩ Ưu tú Hồ Trọng Tuấncùng thống nhất quan điểm và nguyên tắc dàn dựng Festival này là phải giữ tính nguyên bản độc đáo đặc sắc của từng tỉnh, thành phố.Chúng ta đừng lo ngại rằng tổ chức Festival di sản là xưa cũ, nhàm chán. Làm di sản rất thú vị, số lượng di sản rất đặc sắc và rất lớn nên nó tạo cho chúng tôi nguồn cảm hứng rất lớn.

PV: Xin đạo diễn cho biết lý do chọn Ninh Bình để tổ chức Festival?

Đạo diễn Lê Quý Dương: Sở dĩ Ninh Bình phù hợp tổ chức một Festival di sản văn hóa vì nơi đây có một hệ thống di sản vô cùng phong phú. Đơn cử một Lễ hội trống nhảy ở Kim Sơn, Ninh Bình tôi tình cờ được tham dự cũng vô cùng hay, độc đáo. Các tiếng trống từ nhỏ đến lớn, hòa với tiếng chiêng, tạo nên những âm thanh rộn ràng, thúc giục, náo nức của ngày hội. Ngoài ra, Ninh Bình có tiềm năng du lịch rất lớn, là nơi có tới 3 danh hiệu UNESCO với quần thể di sản thế giới Tràng An. Từ những cảm xúc ấy tôi mới thấy mới Ninh Bình rất cần tổ chức một Festival. Lần đầu tiên phải làm thật chuẩn, nguyên tắc là phải đúng. Lần thứ 2, 3 có thể sẽ có những đổi mới, câu chuyện mới. được tổ chức theo cách thứ ba chẳng hạn...

 

PV: Đạo diễn đã thuyết phục tỉnh Ninh Bình như nào để họ tổ chức Festival?

Đạo diễn Lê Quý Dương: Tôi là người đã lên sáng tạo ý tưởng, viết kịch bản và tổng đạo diễn dàn dựng cho hơn hàng chục chương trình lễ hội và sự kiện lớn trên khắp cả nước. Cùng với Festival Huế, tôi đã làm Festival Võ cổ truyền Quốc tế (Bình Định); Festival Dừa (Bến tre); Festival Gốm (Bình Dương); Festival Cà Phê (Đắk Lắk); Festival lúa gạo (Sóc Trăng); Festival Đờ Ca Tài tử (Bạc Liêu); Festival Biển (Nha Trang); Festival Di sản Đông Dương (Quảng Nam)…

Năm 2019, cơ duyên là sau khi đạo diễn “Lễ kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt trong dòng dảy lịch sử của dân tộc” tại tỉnh Ninh Bình, tôi đã đặt vấn đề và xây dựng đề án chi tiết rất kỹ về Festival này để trình lên Thường trực tỉnh Ninh Bình. Ban đầu có rất nhiều ý kiến phản biện. Đáng ra chương trình đã làm từ năm 2020. Nhưng 2 năm dịch Covid-19 nên không thực hiện được. Sang năm nay, 2022 mới tổ chức và vì là lần đầu tiên có rất nhiều cái vất vả, trong đó kinh phí rất ít, tài trợ rất ít.

Đến giờ phút này, với sự cố gắng nỗ lực của tôi và ê-kip, mọi thứ đã hòm hòm. Chiều 15/11, tất cả các đoàn nghệ thuật mới tập kết về Ninh Bình và chúng tôi chỉ có khoảng mấy tiếng để ráp nối thôi. Thời điểm công nghệ 4.0, chúng tôi làm việc trên nền tảng số, các đoàn nghệ thuật tập tại địa phương gửi video tập đến. Từng đoàn đã được duyệt tại mỗi tỉnh thành đó. Tôi vẫn luôn bám sát nguyên tắc giữ nguyên gốc nên mình tôn trọng từng tiết mục nghệ thuật của từng tỉnh thành. Sáng 17/11, chúng tôi sẽ tập duyệt điều chỉnh lại và tối 17 bắt đầu khai mạc.

PV: Đạo diễn thiết kế sân khấu như thế nào trong khi có những 13 tiết mục của các tỉnh thành?

Đạo diễn Lê Quý Dương: Chương trình với thời lượng 90 phút chiếu trên VTV, nó thuần tuý là một chương trình văn hoá, nghệ thuật chứ không phải chương trình thời sự. Trong đó có sự tham gia của 13 tỉnh thành trên địa bàn cả nước. Mỗi tình thành sẽ chọn một loại hình di sản để quảng bá và tiết mục không được quá 5 phút. Tất cả các tỉnh thành đều về đây tham dự, không phân biệt các di sản được UNESCO công nhận hay Quốc gia công nhận. Và chúng tôi cũng không có sự phân biệt giữa Ninh Bình hay các tỉnh thành khác. Kỳ vọng một chương tình khai mạc thể hiện được tinh hoa và cốt lỗi của di sản.

Tại Festival này, 13 tỉnh thành với những loại hình di sản khác nhau sẽ trình diễn trên một sân khấu nhưng tôi không thể tạo riêng từng sân khấu toàn cảnh riêng cho từng tỉnh thành và cũng không đủ kinh phí để làm điều ấy. Bởi vậy, thiết kế sân khâu của Festival là chung tính, hiện đại và mang tính tổng thể, và mọi người khi xem sẽ thấy có từng nét riêng của Ninh Bình, Huế, Hà Nội, Nam Định...Tổng thể sân khâu là rất lớn và có mô hình 3D của riêng của từng tiết mục, chắc chắn sẽ rất đặc sắc và mang dấu ấn riêng. Tôi cũng tham vấn các chuyên gia về di sản như Phan Thanh Hải để đưa ra những tư vấn cho Festival này.

PV: Festival Ninh Bình sẽ khác Festival Huế như nào?

Đạo diễn Lê Quý Dương: Bản chất Festival Huế và Ninh Bình là khác nhau, từ chủ đề đến cách thể hiện. Ở Huế có 3 lớp di sản tiêu biểu: Cung đình, Tâm linh, Dân gian với các làng nghề và cộng với việc kết nối các chương trình quốc tế mang tính mở. Festival Huế làm chỉ tập trung về di sản Huế thôi. Có thể dành 2/3 cuộc đời tôi cũng chưa chắc làm hết các di sản về Huế.

Còn tại Festival Ninh Bình là câu chuyện là kết nối di sản. Kết nối ở đây là từ di sản Tràng An, mời gọi và kết nối những di sản các vùng miền về đây. Rất dung dị, không đao to búa lớn, đây là cuộc chơi của Ninh Bình nên để làm cái gì nó nặng nề thì không nên.Định hướng của Festival này rất rõ ràng, không phải đây là Festival của riêng Ninh Binh để tôn vinh di sản Ninh Bình mà Ninh Bình chỉ là đơn vị đăng cai để kết nối các miền di sản các tỉnh thành, trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng nhau.

-Xin cảm ơn đạo diễn!

PV

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Những giọt nước mắt rơi khi xem Lễ truy điệu Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất

Trưa 26/7, tại Hội trường Thống Nhất, nhiều người dân sau khi đến viếng tại Hội trường Thống Nhất đã ở lại và xem trực tiếp Lễ truy điệu qua màn hình ti vi. Nhiều người dân đã không cầm được nước mắt trước những thông tin về Tổng Bí thư được cầu truyền hình trực tiếp từ Hà Nội.

Hình ảnh ngày thứ 2 Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 Sáng 26/7, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ 7 giờ đến 13 giờ tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà Đông Anh.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Đông Anh, Hà Nội

(VnMedia) - Ngày 25/7, tại Nhà Văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể huyện Đông Anh tổ chức trọng thể Lễ viếng theo nghi thức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.