- Cụm Công nghiệp trên địa bàn Hà Nội chính thức được quản lý theo quy chế mới từ ngày 14/10/2022 theo Quyết định số 33/2022/QĐ-UBND ngày 3/10/2022 về Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều chỉnh quy chế quản lý Cụm Công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Theo đó, Quyết định số 33/2022/QĐ-UBND(Đính kèm) thay thế Quyết định số 44/2010/QĐ-UBND ngày 10/9/2010 Quy định quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, Quyết định số 24/2012/QĐ-UBND ngày 18/9/ 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 44/2010/QĐ-UBND ngày 10/9/2010 của UBND thành phố Hà Nội, Quyết định số 43/2013/QĐ-UBND ngày 15 /10/ 2013 Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Quy chế này quy định về lập, điều chỉnh phương án phát triển cụm công nghiệp; thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp (Quy hoạch chi tiết xây dựng, dự án đầu tư xây dựng, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, thu hồi đất, cho thuê đất, cấp giấy phép xây dựng); tiếp nhận và thực hiện dự án đầu tư sản xuất kinh doanh vào cụm công nghiệp; nguyên tắc, phương thức phối hợp, nội dung và trách nhiệm quản lý của các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị liên quan trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
Các hoạt động khác có liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp không quy định trong Quy chế này được thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành.
Quy chế này áp dụng đối với các Sở, ngành, UBND cấp huyện có cụm công nghiệp trên địa bàn, các tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc liên quan đến quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sở Công Thương là cơ quan đầu mối giúp UBND Thành phố quản lý nhà nước về cụm công nghiệp trên địa bàn bàn Thành phố Hà Nội
Cụ thể, Sở Công Thương là cơ quan đầu mối giúp UBND Thành phố quản lý nhà nước về cụm công nghiệp trên địa bàn theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp; khoản 11, Điều 1 Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11/6/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (sau đây viết tắt là Nghị định số 66/2020/NĐ-CP); có quyền hạn, trách nhiệm theo Điều 43 của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP.
Chính sách quản lý về cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Sở Công Thương thực hiện tổ chức xây dựng, chủ trì, thực hiện các quy chế chính sách, phương án phát triển cụm cộng nghiệp, bao gồm: Thành lập mở rộng, quản lý, và các trương trinh hợp tác liên kết khảo sát học tập kinh nghiệm về quản lý cụm công nghiệp
Sở Kế hoạc và Đầu tư thực hiện Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài cụm công nghiệp; Phối hợp với Sở Công Thương xây dựng danh mục dự án thu hút đầu tư cụm công nghiệp hàng năm, trình UBND Thành phố phê duyệt.
Sở Tài chính: Chủ trì xác định số tiền bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng được trừ vào tiền thuê đất phải nộp trong trường hợp người được Nhà nước cho thuê đất tự nguyện ứng trước tiền bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định
Sở Tài nguyên và Môi trường: Tổ chức thẩm định hồ sơ cho thuê đất, thực hiện ký hợp đồng thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;
Tổ chức thẩm định hồ sơ cho thuê đất, thực hiện ký hợp đồng thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các tổ chức đầu tư sản xuất, kinh doanh thực hiện dự án trong cụm công nghiệp trên cơ sở đề xuất của chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.;
Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi và cấp lại Giấy phép khai thác tài nguyên nước và xả thải vào nguồn nước; tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chấp thuận về môi trường; tổ chức xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường; kiểm tra vận hành thử nghiệm, xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án; cấp sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại; ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở; tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các tổ chức đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp.
UBND cấp huyện; Thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định hiện hành đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn;
Đầu tư hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào cụm công nghiệp; xây dựng và thực hiện kế hoạch di dời tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường vào các cụm công nghiệp trên địa bàn;
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giải quyết các tranh chấp lao động, đình công, lãn công trong các cụm công nghiệp trên địa bàn;
Xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp theo thẩm quyền.
Quyết định cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân thực hiện dự án trong cụm công nghiệp làng nghề trên cơ sở đề xuất của chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp làng nghề. Trường hợp cho cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân thuê đất với diện tích từ 5.000m2 trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân Thành phố trước khi quyết định.
Về cấp giấy phép xây dựng: Hồ sơ, trình tự thủ tục, thẩm quyền cấp phép xây dựng thực hiện theo quy định tại Luật Xây, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 28/6/2020, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng và Quy định của Ủ Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội.