Giá gà rán tăng vọt - dấu hiệu lạm phát nghiêm trọng của Hàn Quốc

0
0

 - Theo số liệu của Chính phủ Hàn Quốc, giá trung bình của gà rán trong tháng 8 đã tăng 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa mức tăng của các mặt hàng ăn uống phổ biến khác như canh hầm kim chi hay thịt bò nướng.

Giá gà rán tăng vọt - dấu hiệu lạm phát nghiêm trọng của Hàn Quốc
Giá gà rán tăng vọt - dấu hiệu lạm phát nghiêm trọng của Hàn Quốc

Clark Park, một Youtuber người Hàn 35 tuổi, là một trong số nhiều người ở quốc gia này đang phát ngán với giá thực phẩm leo cao. Đây cũng chính là lý do khiến anh cùng hàng chục người khác xếp hàng mua gà rán được giảm giá 12% vào một buổi sáng tại chuỗi siêu thị Homeplus.

"Đã có hơn 50 người xếp hàng. Tất cả chúng tôi đã cùng nhau chạy đến cửa hàng đồ ăn nhanh ngay khi quán mở cửa, và thời khắc đó tôi cũng cảm nhận được “cơn thèm khát” gà rán của mọi người xung quanh", Clark Park cho hay.

Gà rán từ lâu đã là món ăn khoái khẩu của người Hàn Quốc, và ở thời điểm hiện tại, món gà rán đã phản ánh rõ ràng tình trạng lạm phát của quốc gia này. Giá thực phẩm nhảy vọt đang gây áp lực lên ví tiền của người tiêu dùng.

Theo số liệu của Chính phủ Hàn Quốc, giá trung bình của gà rán trong tháng 8 đã tăng 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa mức tăng của các mặt hàng ăn uống phổ biến khác như canh hầm kim chi hay thịt bò nướng.

Jeong Woo Park, Chuyên gia kinh tế tại Nomura, cho rằng người tiêu dùng có thể cảm nhận sức ép lớn hơn tuỳ thuộc vào mức giá của các nhà hàng hay siêu thị. Một số trường hợp, giá bán lẻ gà đã tăng hơn đến hơn 50% trong 2 năm qua.

Bên cạnh đó, trên quy mô toàn cầu, đa số người tiêu dùng cũng lâm vào tình cảnh tương tự khi giá lương thực tăng vọt. Cảnh “chạy đua” để mua gà ở siêu thị Homeplus cũng phần nào cho thấy cách các hộ gia đình đối phó với lạm phát, vốn đã đạt 5,7% ở Hàn Quốc.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Gà rán là một món ăn, nét văn hóa lớn ở Hàn Quốc, tương tự cá và khoai tây chiên tại Anh, những đồ ăn cũng trở nên đắt đỏ hơn trong năm nay. Nhiều người Hàn Quốc ăn gà rán vài lần một tháng. 

Cứ 20 nhà hàng ở Hàn Quốc sẽ có một quán bán gà rán.

Hàn Quốc là thị trường tiêu thụ gà rán lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc, theo số liệu từ nhà cung cấp nghiên cứu thị trường Euromonitor International.

Chuyên gia kinh tế Jeong Woo Park nói: “Tất cả chi phí đầu vào của những nguyên liệu làm ra món gà rán đều tăng rất nhanh. Cụ thể, các nhà cung cấp đều bị ảnh hưởng bởi chi phí dầu ăn, tiền thuê nhà, nhân công, dịch vụ giao hàng và thậm chí cả thức ăn cho gà đều neo ở ngưỡng khá cao. Một số nhà hàng đã bắt đầu sử dụng robot để giảm chi phí lao động”.

Được biết, các chuỗi cửa hàng gà hàng đầu Hàn Quốc đã tăng giá thực đơn lên trung bình 2.000 won (khoảng 1,5 USD). Bà đánh giá điều này khiến giá gà rán tăng khoảng 10% đến 15%.

Theo Yunjin Park, Chuyên gia phân tích cấp cao về thực phẩm tại Euromonitor: “Người Hàn Quốc từng có thể ăn gà rán thoải mái, nhưng giờ nó không phải món có thể gọi dễ dàng mà không cần cân nhắc”.

Ở chiều ngược lại, các siêu thị lớn lại đối phó với tình trạng này theo cách khác. Sự kiện Clark Park tham dự hồi tháng 8 tại siêu thị Homeplus có tên "Dangdang Chicken", chương trình khuyến mãi gà rán với giá rẻ bằng một phần ba so với hầu hết cửa hàng bán lẻ.

Trước áp lực này, các siêu thị khác trong một thời gian ngắn cũng làm theo. Trước đó, Emart, một chuỗi siêu thị lớn khác tại Hàn Quốc, cũng tăng chương trình giảm giá 50% cho gà rán trong một tuần và đã bán được 60.000 miếng.

Thế nhưng, không phải đơn vị kinh doanh nào cũng có khả năng để chạy theo khuyến mại này. Một số cửa hàng nhỏ đã buộc phải đóng cửa cho đến khi chi phí của họ giảm trở lại.

"Nếu nhìn các chuỗi siêu thị lớn bán với giá thấp như vậy, về cơ bản đó là do lợi thế về quy mô. Họ có thể mua lượng gà lớn hơn và yêu cầu mức giá nhập vào rẻ hơn. Còn các cửa hàng nhỏ không thể làm như vậy khi chi phí tăng lên nhiều", Barsali Bhattacharyya, Chuyên gia tại Economist Intelligence Unit (EIU) cho biết.

Ở châu Á, nhiều loại lương thực cũng đã trở nên đắt hơn. Tháng trước, Thái Lan lần đầu tăng giá mỳ ăn liền sau 14 năm. Một gói mỳ của một thương hiệu phổ biến tăng từ 3 đến 20 Baht, gây sức ép với các gia đình có thu nhập thấp.

Thục San (Theo CNN)

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.