- Cho dù các nền kinh tế đang phát triển của châu Á có thể đang có dấu hiệu phục hồi, nhưng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lại cắt giảm dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế này, và nguyên nhân là vì chính sách “zero-COVID” của Trung Quốc.
ADB: Lần đầu tiên sau hơn 30 năm, tăng trưởng nhóm quốc gia đang phát triển châu Á vượt Trung Quốc |
Lần đầu tiên sau hơn 30 năm, nhóm các quốc gia đang phát triển đứng trước cơ hội lớn đạt mức trưởng cao hơn nền kinh tế số hai thế giới.
Nội dung báo cáo của ADB cho hay: “Lần gần đây nhất điều trên xảy ra là vào năm 1990, thời điểm mà tăng trưởng của Trung Quốc chỉ đạt trong khi GDP của các nước còn lại trong khu vực tăng 6,9%”.
Hiện nay, ADB dự kiến các quốc gia châu Á đang phát triển - ngoại trừ Trung Quốc - sẽ tăng trưởng 5,3% vào năm 2022 và Trung Quốc tăng 3,3%.
Thế nhưng, cả hai con số dự báo trên đều thấp hơn so với đánh giá trước đó.
Trước đó, trong tháng 7, ADB hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc từ 5% xuống 4% do quốc gia này tiếp tục theo đuổi chiến lược “zero-COVID”, thị trường bất động sản suy yếu và nhu cầu hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài đi xuống. Cơ quan này đồng thời hạ dự báo triển vọng kinh tế Trung Quốc trong năm 2023 từ 4,8% xuống 4,5%.
Ảnh minh họa |
Bên cạnh đó, ADB nhận định, mặc dù nhóm quốc gia đang phát triển tại châu Á đang phục hồi mạnh mẽ nhưng nền kinh tế khu vực vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức chung của toàn cầu, ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng.
ADB hiện kỳ vọng các nền kinh tế châu Á mới nổi sẽ tăng trưởng 4,3% vào năm 2022 và 4,9% vào năm 2023, thấp hơn so với dự báo tăng lần lượt 4,6% và 5,2% trong tháng 7.
“Nhiều Ngân hàng Trung ương trong khu vực buộc phải tăng lãi suất vì lạm phát hiện cao hơn trước đại dịch. Điều này tác động tiêu cực tới tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chững lại và Fed đẩy mạnh siết chặt chính sách tiền tệ”, ADB chia sẻ.
Ngoài ra, Trung Quốc là trường hợp ngoại lệ khi nước này tiếp tục theo đuổi chiến lược phòng dịch nghiêm ngặt.
Trong khi đó, “việc nới lỏng các biện pháp phòng dịch, tăng cường miễn dịch cộng đồng, tỷ lệ tử vong do Covid-19 giảm và tác động không nghiêm trọng từ biến thể Omicron” chính là những “đòn bẩy” đối với hoạt động kinh tế trong khu vực.